Tờ Vientiane Times số ra ngày 22/3 đưa tin Cục Chăn nuôi, Bộ Nông Lâm Lào vừa có công văn yêu cầu đình chỉ việc nhập khẩu lợn và thịt lợn vào nước này bởi nông dân Lào hiện đã có thể cung ứng đủ cho nhu cầu nội địa, thậm chí có nơi còn dư thừa như ở thủ đô Vientiane.
Chợ địa phương tại Lào
Theo Cục Chăn nuôi, việc nhập khẩu trái phép lợn và thịt lợn vào Lào đã gây ảnh hưởng tới các nhà chăn nuôi cũng như các nhà cung cấp giống tại bản địa, gây khó khăn cho việc cân đối nguồn cung.
Do đó, Cục này yêu cầu tất cả các sở chăn nuôi trên cả nước, cũng như các nhà sản xuất và cung cấp thịt lợn tuân thủ chỉ thị trên.
Công văn yêu cầu tất cả các sở chăn nuôi ở các 18 tỉnh thành của Lào tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh dịch tễ tại các cửa khẩu biên giới, thực hiện nghiêm ngặt việt giám sát không để lợn và thịt lợn được đưa vào Lào.
Bất cứ tổ chức cá nhân nào vi phạm quy định mới sẽ bị phạt trong khi lợn và thịt lợn nhập khẩu trái phép vào Lào sẽ bị tiêu hủy.
Công văn trên không nêu cụ thể thời hạn đình chỉ việc nhập khẩu lợn và thịt lợn vào Lào sẽ kéo dài trong bao lâu, chỉ nói rằng các bên liên quan để ý theo dõi về thông báo tiếp theo.
Lợn là một trong những mặt hàng được Chính phủ Lào đưa vào diện kiểm soát giá và để cấm không cho giới thương nhân tăng giá bừa bãi.
Chính phủ Lào từ lâu đã đặt mức giá trần cho mặt thiết yếu hàng này.
Trong thời gian qua, việc lợn và thịt lợn được nhập khẩu vào Lào đã gây khó khăn lớn cho người chăn nuôi trong nước, do giá lợn và thịt lợn nhập khẩu thấp khiến người chăn nuôi tại Lào không thể cạnh tranh nổi.
Theo số liệu của Cục Chăn nuôi Lào, vào năm 2013, Lào có khoảng ba triệu con lợn được nuôi trên cả nước, thừa đủ để cung ứng cho thị trường trong nước.
Phạm Kiên (Theo TTXVN/Vietnamplus)
- Sunjin Vina: Chính thức hoạt động trại công nghệ cao quy mô 2.400 nái tại Thái Nguyên
- Rong biển có phải là giải pháp khả thi để giảm phát thải khí mê-tan không?
- Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đề xuất giải pháp tăng nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ
- Bất cập quản lý chất thải chăn nuôi lợn và lỗ hổng của quy chuẩn kỹ thuật
- Úc công bố tiêu chuẩn về chất lượng phụ gia từ rong biển làm thức ăn chăn nuôi
- Mavin được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
- Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm việc với 9 Hội/Hiệp hội về hợp quy sản phẩm hàng hóa
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- ‘Ông trùm’ chồn hương khởi nghiệp từ 80 con giống
- Tiêu thụ thịt của Đức năm 2024 tăng nhẹ
Tin mới nhất
T3,08/04/2025
- Sunjin Vina: Chính thức hoạt động trại công nghệ cao quy mô 2.400 nái tại Thái Nguyên
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 3/2025
- Rong biển có phải là giải pháp khả thi để giảm phát thải khí mê-tan không?
- Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đề xuất giải pháp tăng nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ
- Bất cập quản lý chất thải chăn nuôi lợn và lỗ hổng của quy chuẩn kỹ thuật
- Úc công bố tiêu chuẩn về chất lượng phụ gia từ rong biển làm thức ăn chăn nuôi
- Mavin được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
- Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm việc với 9 Hội/Hiệp hội về hợp quy sản phẩm hàng hóa
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- ‘Ông trùm’ chồn hương khởi nghiệp từ 80 con giống
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất