Các nhà hoạt động đang nỗ lực thay đổi quan niệm về lễ hội truyền thống gây tranh cãi ở Đài Loan, nơi những con lợn bị vỗ béo quá mức để giết mổ, cúng tế và thi thố. Lễ hội “rước lợn thần” diễn ra hàng năm là tập tục văn hóa quan trọng của người Khách Gia (còn gọi là người Hẹ) ở Đài Loan, cộng đồng chiếm khoảng 15% dân số hòn đảo này. Trong ảnh, những con lợn bị giết để trưng bày trong lễ hội ở huyện Tân Trúc hôm 7/9.
Lễ hội có thể diễn ra vào những thời điểm khác nhau trong năm tùy địa phương, chẳng hạn như Tết Nguyên Đán hoặc tháng “cô hồn” (tức tháng 7 âm lịch).
Các gia đình sẽ vỗ béo lợn trong suốt một năm để mang ra thi đấu tại lễ hội. Con lợn béo nhất, với trọng lượng đôi khi lên đến gần một tấn, sẽ giành chiến thắng. Trong ảnh là lễ hội tại thành phố Đào Viên hôm 7/9.
Tại miếu Nghĩa Dân ở Tân Trúc hôm 7/9, 18 con lợn bị giết, mổ lấy nội tạng bên trong, cạo sạch lông, vẽ trang trí trên da rồi dựng ngược trên xe, đầu chúc xuống với những quả dứa trong miệng. Con lợn chiến thắng năm nay nặng 860 kg, gấp ba lần trọng lượng bình thường, theo AFP.
Các nhà hoạt động vì quyền động vật nói những con lợn này bị nuôi nhốt trong những chuồng nhỏ, bị ép ăn đến mức chúng béo phì, không thể đứng dậy nổi. Ảnh: Reuters.
Lin Tai-ching, Giám đốc Hội Môi trường và Động vật Đài Loan, cho biết cô đã theo dõi lễ hội “rước lợn thần” trong 15 năm qua và thấy thái độ của người dân đang bắt đầu thay đổi.
Cô nói số người đi xem hội nay đã ít hơn và số con lợn bị giết để cúng tế hàng năm cũng đã giảm mạnh. “15 năm trước cuộc thi có đến 100 con lợn, năm nay chỉ có 37”, cô cho biết.
Dù vậy, nhiều người Khách Gia nói họ tự hào về truyền thống này và cần duy trì tập tục. Họ nói quan ngại của các nhóm phúc lợi động vật là “vô lý”. Ảnh: Reuters.
Cô Lin và những nhà hoạt động khác nói họ không phải muốn xóa bỏ tập tục văn hóa của người Khách Gia, mà muốn bớt đi các yếu tố tàn nhẫn của lễ hội, như đem lợn ra thi thố cân nặng.
Người Khách Gia là một trong nhiều nhóm sắc tộc có gốc gác từ đất liền Trung Quốc đã đến định cư tại Đài Loan trong vài trăm năm qua. Trong ảnh, vũ công biểu diễn trong lễ hội “rước lợn thần” ở Đào Viên hôm 7/9. Ảnh: Reuters.
ĐÔNG PHONG
Tri Thức Trực Tuyến
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất