Lên Tây Bắc ăn thịt lợn mán gác bếp… - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Lên Tây Bắc ăn thịt lợn mán gác bếp…

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Khi những món sơn hào hải vị trở nên quen thuộc và chán ngán thì người ta lại có xu hướng thích khám phá những món ăn mới lạ, độc đáo và đậm chất bản sắc vùng miền. Món thịt lợn mán gác bếp là một trong số đó.

     

    Đây là món ăn đặc sản mang hơi hướng núi rừng Tây Bắc, được lên ngôi nhờ sự giới thiệu của cư dân mạng, nhất là những phượt thủ thích tìm tòi nét văn hóa đặc trưng vùng miền trên khắp nước Việt Nam. Hương vị của món ăn này vô cùng thơm ngon, thịt ngọt đậm đà và đặc biệt là cách chế biến độc đáo khiến cho du khách say mê đắm đuối.

     

    Món thịt lợn gác bếp là sáng kiến và đặc sản bắt nguồn từ người dân tộc Thái đen ở vùng Tây Bắc. Món ăn này được chế biến hoàn toàn từ thịt lợn chăn thả tự nhiên (hay còn gọi là lợn mán), ăn các loại rau rừng chứ không nuôi thức ăn tăng trọng. Theo cách lý giải nguồn gốc món thịt lợn gác bếp của người dân vùng Tây Bắc thì do ngày xưa, chợ phiên thường một tuần mới họp một lần nên việc giữ thức ăn cho lâu là vấn đề nan giải. Nhưng rồi sau đó, đồng bào vùng cao cũng sáng tạo sáng được cách giữ thịt lâu ôi thiu: đó là làm thịt lợn treo gác bếp. Theo thời gian, kỹ thuật làm món ăn này ngày càng được hoàn thiện hơn, ngon miệng hơn nhưng vẫn không mất đi cách chế biến truyền thống.

    Lên Tây Bắc ăn thịt lợn mán gác bếp…

    Để có được món thịt lợn mán, thịt được sấy khô bằng than củi và khói bếp một cách tự nhiên rồi sau đó sẽ được sấy bằng củi lửa đun hằng ngày

     

    Thịt được chọn là những miếng thịt mông, ba chỉ, đôi khi là cả thịt thủ hay thịt vai để chế biến và tuyệt đối không lấy nước lạnh để làm sạch thịt vì sẽ rất nhanh làm thịt hỏng. Thịt lợn sau khi pha ra được lau khô, để nguội thịt, sau khi được sơ chế sạch sẽ sẽ được đưa vào giã với một lượng muối vừa đủ để muối ăn sâu vào từng thớ thịt, ngấm đều chứ không giã nát. Sau đó thịt sẽ được ủ trong sọt khoảng 2-3 ngày với các loại men làm từ lá cây rừng nơi đây. Ở  một số địa phương còn có công đoạn ướp thịt với những loại gia vị truyền thống như gừng xả, ớt, muối và mắc khén. Đợi khi đã ngấm gia vị, bà con nơi đây dùng que nứa vót sẵn xiên từng mảng thịt lớn và treo lên giàn than củi. Khi đã treo thịt lên gác bếp, người ta dùng củi đốt liên tục ở dưới để sấy thịt trong khoảng 5-7 giờ. Thịt được sấy khô bằng than củi và khói bếp một cách tự nhiên rồi sau đó sẽ được sấy bằng củi lửa đun hằng ngày. Do họ nấu ăn hàng ngày nên gác bếp thường xuyên có khói, chính khói này bám vào thịt sẽ có màu vàng đen đặc trưng giúp cho thịt không hỏng, lượng mỡ của tảng thịt gặp nóng sẽ chảy bớt phần nào, giảm ngậy. Loại thịt heo này sau khi đã đạt độ chín khói thì có thể cất giữ cả năm không hỏng.

    Lên Tây Bắc ăn thịt lợn mán gác bếp…

    Xé thịt lợn mán gác bếp chấm với tương ớt hay chẩm chéo vị ngọt đậm đà không lẫn vào đâu được…

     

    Cái hay của món thịt lợn mán gác bếp là có thể xé ăn liền, chấm với tương ớt hay chẩm chéo (thức chấm của bà con vùng cao được làm từ hạt mắc khén). Thớ thịt mền mềm, dai nhẹ, ngọt dịu, nhai rất đã răng.  Ngoài ra có thể lấy thịt hơ qua lửa cho mềm, rửa sạch, thái thành miếng nhỏ rồi đem xào với măng rừng, các loại rau rừng, rau cải đắng,… Những món ăn này thường ngon hơn và đậm vị hơn so với việc sử dụng thịt lợn khác bởi nó mang hương vị rất riêng từ hạt mắc khén, của mùi khói bám và vị ngọt đậm đà không lẫn vào đâu được.

     

    Dù xã hội ngày càng phát triển, phong cách dùng đồ hộp đóng gói là xu thế thịnh hành, nhưng người dân vùng Tây Bắc vẫn giữ cho mình thói quen chế biến thịt lợn gác bếp như là cách giữ gìn và bảo tồn nét văn hóa truyền thống có từ xa xưa. Hãy một lần lên vùng cao Tây Bắc để thưởng thức món ăn này tại chỗ cũng như tìm hiểu nhiều nét văn hóa độc đáo khác của đồng bào dân tộc thiểu số. Họ mộc mạc, chất phác, thân thiện như chính núi rừng Tây Bắc nên thơ.

     

    NGUYỄN THANH VŨ

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.