Được sự hỗ trợ của Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa, năm 2020, Hội Phụ nữ xã Quảng Phú (Thọ Xuân) đã thành lập Tổ hợp tác (THT) chăn nuôi gà ri do phụ nữ làm chủ. Sau hơn 4 năm, nhờ phát triển chăn nuôi có hiệu quả, các thành viên của THT đã thoát nghèo, nhiều hộ có thu nhập khá.
Mô hình nuôi gà ri của gia đình chị Vũ Thị Oanh, Tổ trưởng THT chăn nuôi gà ri do phụ nữ làm chủ xã Quảng Phú.
Gia đình chị Lê Thị Bích ở thôn 4 vốn nhiều năm là hộ cận nghèo. Gia đình chị chủ yếu chăn nuôi gia cầm nhưng quy mô nhỏ, không có sản phẩm hàng hóa nên nguồn thu nhập thấp, không ổn định. Năm 2021, chị mạnh dạn tham gia THT và được Hội LHPN tỉnh hỗ trợ, chị đã nắm rõ hơn kỹ thuật chăn nuôi gà ri và được THT kết nối, cung cấp nguồn giống và thức ăn cho gà với giá rẻ hơn thị trường. Chị Bích và các chị em trong tổ chia sẻ cho nhau cách chăn nuôi hiệu quả… Tự tin với những kiến thức học được và sự hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa của tổ chức hội, chị Bích đã mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi qua từng năm. Đến nay, gia đình chị có 3 khu chuồng trại nuôi gối lứa. Khoảng 2 tháng gia đình chị xuất bán 3,5 – 4 tấn gà, tương đương 2.000 con gà thịt, trừ mọi chi phí, lợi nhuận khoảng 40 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình chị còn nuôi gà giống để giảm chi phí hoặc bán cho hội viên có nhu cầu.
Chị Lê Thị Bích cho biết: “Tham gia THT, chúng tôi được hỗ trợ nhiều về giống, thuốc thú y. Chị em cùng nhau kết nối thị trường để không bị ép giá và luân phiên nhau xuất bán, bảo đảm đầu ra ổn định, nhà nào cũng có nguồn thu để tái đầu tư đàn”.
Chị Vũ Thị Oanh, Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Quảng Phú, Tổ trưởng THT là một trong những hộ tiêu biểu chăn nuôi có hiệu quả mô hình gà ri lai. Gia đình chị có 3 trại chăn nuôi quy mô 4.000 con/2 lứa/năm. Ngoài ra, gia đình chị còn nuôi thêm lợn, trồng cây ăn quả để quay vòng vốn và tận dụng nguồn thức ăn, phân bón cho cây trồng, vật nuôi.
Năm 2020, Hội LHPN tỉnh đã hỗ trợ Hội LHPN xã Quảng Phú thành lập THT chăn nuôi gà ri do phụ nữ làm chủ với 20 thành viên từ nguồn kinh phí thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM. Mỗi thành viên được hỗ trợ 200 con gà giống và tham gia lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi. Quá trình chăn nuôi, THT đã kết nạp thêm thành viên, đến nay tăng lên 35 thành viên. Các thành viên THT đều chăn nuôi đạt hiệu quả. Nếu không có THT, các hội viên chăn nuôi thay vì mua thức ăn, con giống nhỏ lẻ, giá thành cao, mỗi hộ mua mỗi nơi không kiểm soát được chất lượng con giống và dịch bệnh. Khi tham gia THT, các thành viên được kết nối cung cấp với giá tận gốc, đấu mối tìm đầu ra cho sản phẩm, công tác thú y thực hiện nghiêm ngặt, hỗ trợ tiêm phòng, hướng dẫn lịch vào giống gối vụ, đảm bảo luôn có gà cung cấp cho thị trường. Hiện nay, trung bình một năm, mỗi thành viên THT chăn nuôi 3 lứa gà, mỗi lứa từ 500 đến 7.000 con, tùy quy mô chuồng trại của mỗi gia đình. Trung bình, nuôi 1.000 gà ri sẽ cho lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng/lứa. Nhờ chăn nuôi theo THT mà các thành viên đã tạo nên sản phẩm hàng hóa, việc thu thuận lợi hơn, thu nhập ổn định hơn.
Chị Vũ Thị Oanh, Tổ trưởng THT chăn nuôi gà ri xã Quảng Phú, cho biết thêm: “Trước đây đều nuôi nhỏ lẻ nên sản phẩm của nhà nào, nhà ấy chủ động tiêu thụ. Vì thế hay bị tiểu thương ép giá, kèm theo rủi ro nên giá trị kinh tế không cao. Nay liên kết lại từ đầu vào đến đầu ra nên thị trường tiêu thụ ổn định, khách trong và ngoài tỉnh tự đến với mình đặt hàng”.
Việc duy trì và hoạt động hiệu quả mô hình chăn nuôi gà ri theo hình thức THT ở xã Quảng Phú đã và đang góp phần giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thôn, nhiều chị đã thoát nghèo, thoát cận nghèo và có thu nhập khá. Từ mô hình này, Hội LHPN huyện Thọ Xuân đã chỉ đạo nhân rộng đến nay được 20 mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ.
Bài và ảnh: Lê Hà
Nguồn: Báo Thanh Hóa
- chăn nuôi gà li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất