[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh ngành chăn nuôi có nhiều khó khăn và áp lực hội nhập, cạnh tranh và phát triển kinh tế, thực hiện những cam kết CPTPP thì việc xây dựng mô hình liên kết theo chuỗi trong chăn nuôi được coi là chìa khóa và giải pháp ổn định và lâu dài.
Liên kết chuỗi chăn nuôi tại Phú Thọ
Hiện tại, có 02 hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong chăn nuôi, đó là: liên kết dọc và liên kết ngang.
Ở mô hình liên kết dọc
Nhiều nhất là liên kết trong chăn nuôi lợn, chăn nuôi gà. Trên địa bàn tỉnh có khoảng 20 trang trại tiến hành liên kết với các công ty: CP Group, RTD, Japfa Comfeed, Emivest Việt Nam… Mô hình này thực hiện theo hình thức ký hợp đồng liên kết sản xuất giữa Công ty và chủ trang trại, điển hình là công ty CP Group. Khi tham gia liên kết, phía Công ty cung cấp toàn bộ giống lợn ngoại đạt chuẩn, thức ăn, thuốc thú y, hướng dẫn quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt nhưng sẽ được bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Nhờ liên kết sản xuất, chủ trang trại sẽ giảm được rủi ro trong chăn nuôi và hoàn toàn yên tâm về thị trường, không lo giá lợn lên xuống như các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Mô hình liên kết này đã phần nào giải quyết được bài toán đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp…
Thống kê cho thấy, số gia trại chăn nuôi ngày càng phát triển mạnh với 2.400 gia trại chăn nuôi lợn quy mô 50 – 300 con/hộ và gia cầm quy mô 500 – 2.000 con/hộ. Phú Thọ đang là địa phương có đàn lợn, đàn gia cầm, tổng sản lượng thịt hơi các loại đứng thứ 2 trong 14 tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc, chỉ sau Bắc Giang. Như vậy, người chăn nuôi tỉnh Phú Thọ không còn xa lạ với mô hình liên kết chuỗi này, mà đã có từ trước, đã hình thành được các chuỗi liên kết từ khâu cung cấp giống, thức ăn, chăn nuôi, thú y, giết mổ, chế biến, tiêu thụ, với sự tham gia của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, ở mô hình có một số vấn đề cần chú ý, đó là: Độ tin cậy giữa nông dân với doanh nghiệp còn thấp, người dân lo doanh nghiệp phá hợp đồng, không thu mua hoặc ép giá, doanh nghiệp lo người nuôi không đảm bảo đúng hợp đồng chứ không đơn thuần là vấn đề vốn, nên cả doanh nghiệp và người chăn nuôi đều cần cải thiện điều này.
Ở mô hình liêt kết ngang
Các hộ chăn nuôi tự liên kết với nhau, họ đã đổi mới tư duy và nhận thức được rằng việc tự cung tự cấp, chăn nuôi theo tập quán lạc hậu thì không thể bền vững. Do vậy, họ đã chú trọng đến phát triển chăn nuôi tập trung bài bản hơn, từ các khâu: đầu tư xây dựng chuồng trại, con giống chất lượng tốt, thức ăn đảm bảo, kỹ thuật chăn nuôi.
Một số địa phương có phong trào chăn nuôi phát triển mạnh như xã Tề Lễ huyện Tam Nông, xã Đỗ Sơn, huyện Thanh Ba…người chăn nuôi đã tự liên kết với nhau để có kế hoạch điều tiết sản xuất, tìm thị trường, tránh bị tư thương ép giá. Ví dụ: mô hình nuôi gà tại xã Đỗ Sơn – huyện Thanh Ba. Xã đã thành lập hợp tác xã chăn nuôi, thu hút gần 20 thành viên tham gia. Hợp tác xã đứng ra tổ chức, lập kế hoạch cung cấp đầu vào từ con giống, thức ăn chăn nuôi, thú y và tìm đầu ra cho sản phẩm gà, tạo thành chuỗi liên kết chăn nuôi có hiệu quả. Ngoài ra, cũng có hàng chục hộ nuôi gà tự liên kết chăn nuôi ở nhiều địa phương khác, giúp giảm được giá thành chăn nuôi, tạo ra sản phẩm an toàn và thành vùng sản xuất hàng hóa lớn.
Mô hình chăn nuôi gà lông màu tại HTX Đỗ Sơn – Thanh Ba – Phú Thọ
Theo hình thức chuỗi liên kết ngang này, các nông hộ được chủ động về mặt con giống, thức ăn và không bị ép giá, lợi nhuận cao hơn mô hình liên kết dọc. Tuy nhiên, theo hình thức này, có một số khó khăn: phần lớn các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nên khó xây dựng được các chuỗi liên kết lớn, có thương hiệu và bền vững, đặc biệt là trong tiêu thụ và giết mổ, chế biến sản phẩm. Các hộ mới chỉ làm được ở khâu đầu tiên là sản xuất. Như vậy, về lâu về dài vẫn chưa phải là một mô hình khép kín. Bên cạnh đó, các sản phẩm chăn nuôi an toàn có nguồn gốc vẫn phải cạnh tranh thiếu lành mạnh với các sản phẩm không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, dẫn đến không cạnh tranh được giá bán. Do vậy, lượng tiêu thụ còn thấp, chưa tác động mạnh tới người chăn nuôi để mở rộng sản xuất và nhân rộng mô hình liên kết từ sản xuất đến thị trường.
Vai trò của người đứng đầu
Người chăn nuôi ở Phú Thọ không còn xa lạ với mô hình liên kết chuỗi này, mà đã có từ trước, đã hình thành được các chuỗi liên kết từ khâu cung cấp giống, thức ăn, chăn nuôi, thú y, giết mổ, chế biến, tiêu thụ, với sự tham gia của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước tại tỉnh nhà như: CP Group, Hòa Phát, Mavin. Đây cũng là điều đáng mừng, vì chúng ta đang có một nền móng tốt. Nhưng để phát triển bền vững mô hình liên kết chuỗi tại Phú Thọ, thì cần phải có vai trò của ngưởi đứng đầu. Người đứng đầu ở đây trong mô hình liên kết chuỗi chính là doanh nghiệp và phải là doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có thương hiệu và uy tín.
Doanh nghiệp đóng vai trò là nhà đầu tư, người tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đảm bảo thị trường tiêu thụ trong liên kết dọc. Người chăn nuôi được hỗ trợ một phần chi phí khi sản xuất. Trong mô hình liên kết ngang, người sản xuất và đơn vị kinh doanh (điển hình là các HTX, tổ hợp tác…) liên kết lại, hỗ trợ nhau sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là thu hút các doanh nghiệp có khả năng thu mua, chế biến và đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là khi tham gia vào CPTPP. Đây là các doanh nghiệp có tính chất quyết địnhtrong mô hình chăn nuôi liên kết theo chuỗi giá trị, quyết định cho việc hình thành và phát triển các chuỗi liên kết trong chăn nuôi một cách bền vững.
Qua phân tích các loại hình liên kết chuỗi ở trên cho thấy việc tổ chức sản xuất chăn nuôi theo liên kết chuỗi đã thực sự mang lại hiệu quả cho người chăn nuôi tại Phú Thọ. Mô hình này cũng có hiệu quả ở nhiều tỉnh thành khác. Theo số liệu tại Công ty chăn nuôi Hà Nội cho thấy hiệu quả khi thực hiện các liên kết này: Doanh thu đạt gần 8.000 tỷ đồng, Thu nhập bình quân 1 lao động/năm 38-62 triệu đồng. Tương tự với mô hình chăn nuôi liên kết tại Hà Tĩnh, hiệu quả của các liên kết chuỗi đã được thể hiện rõ nét thông qua lợi nhuận bình quân được tính toán, cụ thể: Đối với mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm quy mô lớn (500-2500 con/lứa) có lợi nhuận bình quân khoảng 220 triệu đồng/năm, mô hình chăn nuôi quy mô vừa (100-500 con/lứa) có lợi nhuận khoảng 20-50 triệu đồng/lứa nuôi và khoảng 60-150 triệu đồng/năm, mô hình quy mô nhỏ (20-100 con/lứa/hộ) có lợi nhuận bình quân khoảng 400-700 ngàn đồng/con/lứa.
Tại các tỉnh Ðông Nam Bộ, khi tham gia chuỗi liên kết theo hình thức liên kết chăn nuôi gia công cho thấy hầu hết các chủ trang trại, gia trại đều có lãi, do không phải lo về “đầu ra” của sản phẩm và giá cả thị trường. Bên cạnh đó, các “chủ trại” còn học hỏi được nhiều kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến khi hết hợp đồng gia công.
Đối với các liên kết chuỗi gà thịt, gà trứng tại các tỉnh, thu nhập bình quân/lao động dao động 3,5-4,0 triệu đồng/lao động/tháng (Hải Dương, Đồng Nai, Thừa Thiên Huế…) lên tới 5-6 triệu đồng/lao động/tháng (Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Ninh Bình…).
Những thách thức cần vượt qua
Trong xu hướng hội nhập sâu rộng hiện nay, ngành chăn nuôi trong nước sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn và mức độ cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu ngày càng khốc liệt hơn. Phân tích về thực trạng ngành chăn nuôi hiện nay chúng ta thấy, khó khăn lớn nhất của ngành là thiếu sự phối hợp giữa người sản xuất và thị trường để tạo ra một chuỗi liên kết ổn định. Do đó, thu nhập, giá trị gia tăng chưa lớn, gây khó khăn cho người chăn nuôi và tạo ra tâm lý không muốn tái đàn, dẫn tới giá cả biến động.
Theo các chuyên gia trong ngành, chăn nuôi Việt Nam đang tồn tại các điểm yếu cần khắc phục: phát triển không bền vững về năng suất, giá cả; chất lượng một số giống vật nuôi thấp; hình thức tổ chức sản xuất còn cũ, manh mún và bị cắt khúc nên hiệu quả kinh tế không cao. Thêm vào đó là tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, gặp nhiều khó khăn trong xử lý chất thải, dịch bệnh, tình trạng giết mổ thủ công vẫn còn tràn lan, thiếu điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).
Điểm yếu nhất của ngành chăn nuôi nước ta là giá thành sản xuất cao, do đó phần lớn các sản phẩm chăn nuôi chính của Việt Nam đều có giá thành cao hơn các nước trong khu vực và trên thế giới: Giá 1 kg sữa tươi ở Việt Nam là 12.000 đồng, gấp đôi New Zealand.
Ngành chăn nuôi hiện nay đang phụ thuộc khá nhiều vào những vật tư đầu vào như con giống, thức ăn, thuốc thú y, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi …nên chi phí đầu tư cho sản xuất thường cao
Ngành chăn nuôi hiện nay đang phụ thuộc khá nhiều vào những vật tư đầu vào như con giống, thức ăn, thuốc thú y, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi …nên chi phí đầu tư cho sản xuất thường cao. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý ô nhiễm và dịch bệnh. Một số loại dịch bệnh như lở mồm long móng, cúm gia cầm vẫn hoành hành, gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi. Các biện pháp vệ sinh dịch tễ không hiệu quả sẽ khiến Việt Nam có nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi của nước ngoài.
Hiện nay, giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp, chỉ chiếm khoảng 20% trên tổng lượng thịt, chủ yếu là giết mổ thủ công, thiếu điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cũng góp phần làm giảm giá trị gia tăng của sản phẩm. Công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch trong lĩnh vực chăn nuôi còn rất yếu kém. Tổng thể cả nước hiện chưa có doanh nghiệp, nhà máy chế biến các sản phẩm thịt, trứng, sữa quy mô lớn. Do đó, chất lượng sản phẩm đưa ra thị trường kém đa dạng.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, vật tư giả, kém chất lượng ảnh hưởng đến sản xuất và thu nhập của nông dân nói chung và người chăn nuôi nói riêng cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi ở nước ta hiện nay.
Một trong những bất cập lớn của ngành chăn nuôi hiện nay là thiếu sự phối hợp giữa người sản xuất và thị trường để tạo ra chuỗi liên kết ổn định. Để tiếp cận thị trường, người chăn nuôi vẫn phải qua khâu trung gian. Do đó, thu nhập, giá trị gia tăng chưa lớn, thậm chí có những lúc thua lỗ, gây khó khăn cho người chăn nuôi và tạo ra tâm lý không muốn tái đàn, không muốn tăng đàn, dẫn tới giá cả chăn nuôi biến động.
Nguyễn Ngọc Minh Tuấn, Nguyễn Thị Quyên,
Vũ Thanh Mai, Phan Thị Phương Thanh
Khoa Nông Lâm Ngư,
Trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là địa phương có phong trào chăn nuôi phát triển. Cơ cấu nông nghiệp tỉnh Phú Thọ chiếm tỷ lệ 22% trong cơ cấu kinh tế của cả tỉnh (BC 2017-PT). Thống kê cho thấy, tỉnh Phú Thọ có tổng đàn vật nuôi đứng thứ ba vùng trung du miền núi phía Bắc với hơn 1 triệu con lợn, 12 triệu con gia cầm và hơn 170.000 con trâu, bò. Theo đề án quy hoạch phát triển chăn nuôi tới năm 2020, tỉnh Phú Thọ phấn đấu phát triển tăng quy mô về chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa và bền vững. Tuy nhiên, tình hình chăn nuôi nhỏ lẻ, dịch bệnh xảy ra nhiều, giá cả lên xuống thất thường, khó kiểm soát là những nhân tố đã ảnh hưởng đến sản xuất và phát triển chăn nuôi của tỉnh.
- liên kết theo chuỗi li>
- Liên kết chuỗi chăn nuôi li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất