Dù nằm trong Sách đỏ nhưng gà Móng là loài vật không bị cấm nuôi, buôn bán, vận chuyển theo quy định về bảo tồn theo cách mới. Giống gà này là niềm tự hào cũng như sinh kế của nhiều hộ dân tại xã Tiên Phong (nay là xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam).
Gà Móng có sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh
Mỗi độ tết đến xuân về, gia đình ông Nguyễn Văn Thắm (SN 1962), xã Tiên Phong (nay là xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) lại tất bật việc cung cấp gà thương phẩm, gà giống cho thị trường. Gia đình ông Thắm là một trong những hộ gia đình nuôi gà Móng nhiều và nuôi có kinh nghiệm nhất vùng này.
Gần 12 giờ trưa, nhưng ông Thắm vẫn lúi húi ngoài trại gà. Bà Tuyết vợ ông Thắm gọi mãi ông mới chịu dừng tay để vào ăn cơm. Trò chuyện với chúng tôi, ông Thắm cho biết: “Gà Móng là giống gà bản địa có nguồn gen quý hiếm. Trước kia, loài gà này chưa có tên gọi, sau này người dân đặt tên là gà Móng (lấy luôn tên làng Móng).
Gà Móng dễ nuôi, cũng chỉ ăn lúa, ngô, khoai, sắn nghiền như các loại gà khác. Cái đặc biệt của gà Móng là thịt chắc, thơm, da giòn nên rất được ưa thích, nhất là vào các dịp lễ tết”.
Tiếp xúc với gà Móng từ nhiều năm nên ông Thắm hiểu rất kỹ đặc tính của giống gà đặc sản này. Từ những con gà mà cha mẹ ông nuôi và để lại, ông đã nhân giống, phát triển rộng rãi.
Sau bữa cơm, ông Thắm đưa chúng tôi ra trại gà. Ông bảo, đây là loại thả vườn nên việc bắt hay tiếp xúc gần rất khó. Cũng vì đặc trưng thả trại, không gian rộng nên chất lượng thịt thơm, ngon.
“Với giống này, gà trống màu đỏ tía, chân to, vảy thẳng hàng không xù xì như gà Đông Tảo (Hưng Yên), gà mái lông trắng nhạt (1 năm đẻ 6 – 7 lứa, mỗi lứa khoảng 12 quả trứng). Gà con khi mới nở bao giờ màu lông cũng trắng, chân vàng. Kẽ chân có đường viền đỏ, vảy thẳng hàng. Nhìn kĩ sẽ thấy, gà Móng có lớp vảy khá giống gà Đông Tảo, nhưng lớp vảy của gà Móng màu đỏ, vảy cứng và xếp thằng hàng với nhau. Đây là giống gà rất thích nghi với môi trường Việt Nam, có sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh, phù hợp với thăn chả tự do”- ông Thắm nói.
Bảo tồn nguồn gen gà Móng quý hiếm
Ông Thắm cho biết, để mở trang trại, bảo tồn nguồn gen quý của gà Móng, không pha tạp, không lai giống, ông đã bỏ rất nhiều công sức.
“Việc bảo tồn nguồn gen là nhiệm vụ tôi đặt hàng đầu. Giống tốt, giống khỏe mới có sản phẩm tốt nhất. Tôi đã phải làm trại riêng, chọn kỹ gà trống, gà mái và khi có lứa gà con, tôi cũng xem xét cẩn thận”- ông Thắm nói.
Gia đình ông Thắm nuôi khoảng 4.000 con gà Móng. Trong đó có khoảng 1.000 con gà bố mẹ (nhằm bảo tồn gen gốc quốc gia); 3.000 con thương phẩm để cung ứng thị trường. Với giá bán 140 – 160 nghìn đồng/kg, gà Móng vẫn là sự lựa chọn của nhiều người, nhiều nhà bởi chất lượng thịt ngon, thơm, da giòn.
Gà Móng được nuôi từ 6 đến 7 tháng mới có thể bán, trọng lượng mỗi con trung bình là 3,5kg. Nếu chăm sóc tốt gà Móng có thể đạt 4kg. Loại gà trống trưởng thành, có dáng đẹp, chân to, vảy xếp đều… có giá tới cả triệu đồng.
Để tăng nguồn thu nhập, phục vụ người dân, gia đình ông Thắm còn đầu tư máy móc, làm thịt và hút chân không để gửi đi khắp nơi. Mỗi năm, sau khi trừ các chi phí, gia đình ông Thắm thu về hàng trăm triệu đồng từ việc nuôi gà Móng.
Theo tìm hiểu của phóng viên, tại Tiên Phong có khoảng 70% số hộ đang nuôi gà Móng, thị trường tiêu thụ của các hộ gia đình chủ yếu là trong và ngoài tỉnh (như Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nội…).
Ông Lê Đức Thủy – Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Tiên Phong, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gà Móng Tiên Phong (nay là xã Tiên Sơn) cho biết, đàn gà Móng bố mẹ tại Tiên Phong phát triển rất mạnh, cao điểm lên đến 30.000 con.
“Một hộ chỉ cần nuôi 200 – 300 gà Móng bố mẹ đã có nguồn thu nhập tốt. Tuy nhiên năm vừa qua, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, nên việc quảng bá, cũng như tiêu thụ sản phẩm gà Móng chưa được như kế hoạch đề ra. Thời điểm này nhiều hộ gia đình đã xuất chuồng nhiều để phục vụ nhu cầu của người dân trước và sau tết.
Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Tạ Văn Đạt – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hà Nam cho biết, năm 2022, Hội Nông dân tỉnh đã có ý kiến với cấp hội tại địa phương, cùng ban ngành liên quan vào cuộc cùng với nông dân để mở rộng mô hình nuôi gà Móng.
“Đây là giống gà quý, đặc trưng chỉ có ở Duy Tiên nên việc bảo tồn, giữ nguồn gen là cực kỳ quan trọng. Năm 2020, 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc nuôi, bán gà của nông dân gặp không ít khó khăn. Năm 2022, chúng tôi sẽ có chỉ đạo chặt chẽ, yêu cầu địa phương giúp nông dân vượt khó, nâng tổng đàn gà Móng, cũng như có giải pháp cụ thể để mở rộng thị trường”- ông Đạt nói.
Hồng Nhân
Nguồn tin: Danviet.vn
- gà móng li>
- gà đặc sản li>
- gà quý li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất