[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nhiệt độ môi trường trên toàn cầu đang nóng dần lên. Theo như nhận định của Giáo sư Koh, nhiệt độ toàn cầu đang ở mức tăng gần thêm 3◦ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và sự gia tăng này đe dọa đến ngành chăn nuôi.
Đồng thời, những tiến bộ trong chọn lọc di truyền, dinh dưỡng và quản lý đã làm tăng năng suất của heo dẫn đến sản xuất hiệu quả hơn, tăng tiết sữa cũng như số lứa đẻ trên heo nái. Tác động của biến đổi khí hậu gây ra việc tăng nhiệt độ toàn cầu, kết hợp với sản sinh nhiệt trong quá trình trao đổi chất ở các giống heo cao sản ngày nay đã làm tăng tính nhạy cảm với stress nhiệt trên heo.
Các nghiên cứu ban đầu về stress nhiệt tập trung chủ yếu vào heo nái đang nuôi con vì giai đoạn tiết sữa là giai đoạn có quá trình trao đổi chất cao làm cho cá thể nhạy cảm hơn với điều kiện môi trường (Williams và cộng sự, 2013). Heo nái bị stress nhiệt thường giảm lượng thức ăn ăn vào (Prunier, Messias de Bragancam & Le Dividich, 1997; Renaudeau và cộng sự, 2012) việc này dẫn đến mất cân bằng năng lượng, giảm điểm thể trạng từ đó gây ra các vấn đề sinh sản liên quan đến chức năng buồng trứng chưa hoàn thiện.
Hơn nữa, stress nhiệt cũng làm cho thời kỳ động dục và thời gian đẻ bị kéo dài hơn (Oliviero et al., Muns et at., 2014), tỷ lệ đẻ thấp, kích thước lứa đẻ giảm (Nardone, Ronchi, Lacetera, & Bernabucci, 2006) và giảm sản lượng sữa; ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của heo con trong thời kỳ theo mẹ và trọng lượng cai sữa của chúng (Black, Mullan, Lorschy, & Giles, 1993; Quiniou & Noblet, 1999).
Stress nhiệt gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng sức khỏe và hiệu suất của vật nuôi cũng như chất lượng của các sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là trong giai đoạn nhạy cảm như nái mang thai. Để khắc phục và cải thiện vấn đề trên thì các chương trình dinh dưỡng cho vật nuôi phải luôn được cải tiến liên tục, đặc biệt chú trọng đến việc bổ sung các chất phụ gia vào thức ăn chăn nuôi. Việc bổ sung và đa dạng hóa chất chống oxy hóa nội bào trong khẩu phần ăn (Vitamin E, selen, Polyphenols…) giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và năng suất sinh sản của heo nái. Polyphenols (chiết xuất từ vỏ và hạt nho) là một hợp chất có hoạt tính sinh học mạnh có khả năng trung hòa các gốc tự do, giảm stress oxy hóa, tối ưu hóa hoạt tính của vitamin E và C. Với mục tiêu tối ưu hóa năng suất sinh sản trên nái, cải thiện năng suất heo con và chất lượng sản phẩm chăn nuôi, Nor-Feed mang đến giải pháp Nor-Grape, phụ gia thảo dược được chiết xuất và chuẩn hóa từ nho Pháp chứa ít nhất 80% polyphenols từ vỏ và hạt nho.
Trong bài viết này chúng tôi muốn đề cập đến thử nghiệm giúp tối ưu hóa năng suất sinh sản của heo nái trong điều kiện stress nhiệt. Thử nghiệm được thực hiện ở một trang trại thương mại tại Philippines, 2021. 72 heo nái (ngày mang thai 84 đến ngày 106) được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm:
Nhóm CTL (36 heo nái): Khẩu phần ăn heo nái mang thai
Nhóm NG (36 heo nái): Khẩu phần ăn nhóm CTL + 20g/tấn Nor-Grape 80.
Chỉ tiêu đo lường: Tổng thời gian đẻ, thời gian đẻ từng heo con, số heo con còn sống, tỷ lệ thai chết lưu/lứa, trọng lượng trung bình heo con sơ sinh.
Bổ sung chất chống oxy hóa tự nhiên Nor-Grape, cho thấy thời gian đẻ nhanh hơn (trung bình -2 phút /con, -29 phút/lứa). Thời gian đẻ nhanh hơn tương quan với việc tỷ lệ thai chết lưu thấp hơn (-2.3% trên lứa) ở nhóm Nor Grape, do đó dẫn đến số heo con sinh ra còn sống trên lứa cao hơn (trung bình + 0.7 heo con/lứa). Hơn nữa, trong lượng sơ sinh ở nhóm Nor-Grape lớn hơn so với nhóm đối chứng (+0.05 kg/ heo con).
Kết luận
Bổ sung 20g Nor-Grape/tấn thức ăn ở giai đoạn cuối nái mang thai trong điều kiện stress nhiệt giúp cải thiện các chỉ tiêu sinh sản và mang lại lợi nhuận cho trang trại. Do đó, việc bổ sung Nor-Grape cho heo nái mang thai ở vùng khí hậu nóng cho thấy có mang lại nhiều lợi ích tích cực.
Nor-Feed Việt Nam
www.norfeed.net
Để biết thêm về các thử nghiệm của Nor-Feed và các sản phẩm thảo dược tự nhiên khác dành cho sức khỏe vật nuôi, vui lòng liên hệ [email protected]
Liên hệ kinh doanh: Mr. Niên (+84) 362 431 352
- chăn nuôi li>
- norfeed li>
- Nor-Grape 80 li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất