Lợn bị bức tử, tiêu hủy hàng loạt do nhà máy chế biến đóng cửa ở Mỹ - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Lợn bị bức tử, tiêu hủy hàng loạt do nhà máy chế biến đóng cửa ở Mỹ

    Virus corona bùng phát khiến nhiều nhà máy chế biến thịt lợn phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng, và nông dân Mỹ buộc phải bức tử đàn gia súc để cắt lỗ.

     

    Một nông dân nuôi lợn ở bang Minnesota bịt kín những lỗ hổng trong chuồng và bơm khí độc carbon dioxide vào hệ thống thông gió. Một nông dân khác cũng cân nhắc cho đàn lợn của mình vào phòng hơi ngạt. Một người nữa thì dùng súng bắn vào đầu từng con lợn của ông – công việc đau đớn phải mất cả ngày mới hoàn thành.

     

    Đó là tình cảnh chung của những người nông dân nuôi lợn ở Mỹ vào lúc này. Việc xuất hiện các ổ dịch Covid-19 tại các nhà máy chế biến thịt ở vùng trung tây nước Mỹ, khiến cho những cơ sở này phải đóng cửa và tạo ra lượng tồn kho lớn, cũng như những đàn lợn không có nơi nào để đến.

    Nhà máy chế biến thịt của hãng Tyson ở Waterloo, bang Iowa, mới mở cửa trở lại sau thời gian ngắn phải ngừng hoạt động vì Covid-19. Ảnh: Reuters.

     

    “Không nói nên lời”

     

    Hàng trăm nghìn con lợn đã phát triển quá giai đoạn xuất chuồng, khiến nông dân buộc phải giết rồi xử lý xác của chúng mà không thể chế biến thành thực phẩm.

     

    “Có những người nông dân không thể nói nên lời, khi nói về những gì họ sẽ phải làm”, ông Greg Boerboom, một người chăn nuôi lợn ở Marshall, bang Minnesota, chia sẻ. Ông đang tìm cách để không phải giết bỏ 1.000 con lợn tồn đọng của mình.

     

    “Điều này sẽ đẩy mọi người ra khỏi ngành nông nghiệp. Sẽ có những vụ tự tử ở nông thôn nước Mỹ”, ông Boerboom nói thêm.

     

    Số lượng những con lợn bị giết nhưng không để chế biến thực phẩm là rất lớn. Tại Iowa, bang nuôi nhiều lợn nhất ở Mỹ, các quan chức ngành nông nghiệp ước tính số lợn hơi bị ứ đọng tại các trang trại sẽ lên tới 600.000 con trong vòng 6 tuần tới. Trong khi đó tại Minnesota, có khoảng 90.000 con lợn đã bị giết bỏ ở các trang trại, sau khi những nhà máy chế biến thịt bắt đầu đóng cửa vào tháng trước.

     

    Việc chăn nuôi lợn diễn ra theo một lịch trình chặt chẽ. Chúng sẽ được chăm sóc cho đến khi đạt cân nặng nhất định, đủ để xuất chuồng trong vòng 6 tháng. Trên mức cân nặng đó, chúng sẽ không đủ an toàn để xử lý trong quá trình chế biến.

     

    Trong khi chờ các lò mổ và nhà máy chế biến mở cửa trở lại, nhiều nông dân chăn nuôi lợn ở Mỹ đang tìm cách để làm chậm sự tăng trưởng của lợn, tăng nhiệt độ trong chuồng để khiến chúng ăn ít hơn, cũng như thay đổi nguồn thức ăn để chúng giảm tốc độ lớn.

    Nông dân Greg Boerboom bên cạnh đàn lợn trong trang trại của mình ở bang Minnesota. Ông đang lo rằng có thể sẽ phải tiêu huỷ những con vật này. Ảnh: New York Times.

     

    Tại trang trại của mình ở bang South Dakota, ông Shane Odegaard gửi khoảng 15.000 con lợn mỗi năm đến nhà máy chế biến của công ty Smithfield ở Siox Falls, khách hàng chiếm hơn 90% doanh thu của ông. Kể từ khi nhà máy này đóng cửa hôm 12/4, ông Odegaard đã làm việc với một chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra thực đơn mới cho những con lợn của mình, loại bỏ protein và chất béo để chúng hạn chế tăng cân.

     

    “Câu hỏi đặt ra là chúng tôi có thể duy trì điều này trong bao lâu mà không phải đưa lợn đi tiêu huỷ”, ông nói.

     

    Những nông dân cần bác sĩ tâm lý

     

    Ông Dean Meyer, một nông dân ở phía tây bắc Iowa, cùng nuôi lợn với 8 nông dân khác. Đến giữa tháng 4, ông và các đồng nghiệp đã không còn chỗ trống nào trong chuồng vì số lượng lớn lợn tồn đọng.

     

    Họ miễn cưỡng chấp nhận sự thật rằng sẽ phải giết bớt những con lợn con. Và kể từ đó thì khoảng 125 con lợn con được tiêu huỷ mỗi tuần, tương đương với 5% số lợn được sinh ra tại trang trại.

     

    Ông Meyer cố gắng né tránh quá trình đau đớn này.

     

    “Điều này hoàn toàn đi ngược lại bản chất của chúng tôi. Chúng tôi muốn giữ đàn lợn sống sót, và cho chúng sẽ chăm sóc tốt nhất có thể”, ông Meyer.

     

    Theo ông Meyer, những con lợn con sẽ được tiêu huỷ tại những cơ sở xử lý đặc biệt mà ông và các cộng sự từng đem tới trước đây, khi chúng chết vì nguyên nhân tự nhiên. Nhưng để tiêu huỷ an toàn và vệ sinh cho một con lợn trưởng thành là phức tạp hơn nhiều, và họ phải đảm bảo chất thải từ xác lợn chết không ngấm vào nguồn nước.

     

    Vào tháng 4, công ty chế biến thịt JBS đã chuyển đổi công năng một nhà máy bị đóng cửa của họ ở Worthington, bang Minnesota thành một cơ sở trợ tử cho gia súc. Giới chức ngành thú y của bang cũng thuê nhiều khu đất rộng để đào hố, chôn lấp xác lợn chết. Mỗi ngày, các nông dân sẽ chở xác lợn đến bằng xe tải, và chúng sẽ được đưa vào một chiếc máy nghiền.

     

    Tới nay đã có hơn 5.000 xác lợn được chôn lấp tại hai khu đất, và giới chức có kế hoạch thuê thêm 2 khu đất nữa trong những tuần tới, theo ông Michael Crusan, phát ngôn viên của uỷ ban thú y bang Minnesota. Chi phí tiêu huỷ sẽ được chính quyền bang hỗ trợ, nông dân chỉ cần lo chi phí vận chuyển xác lợn tới những khu tiêu huỷ này.

     

    Mặc dù vậy, có những nông dân phải tiêu huỷ số lượng lợn lớn, và có người mất tới 390.000 USD trong một ngày.

     

    Bên cạnh đó, việc phải tự mình giết các con vật và sau đó đem xác chúng đi tiêu huỷ cũng gây ra tác động tiêu cực đối với tinh thần của những nông dân Mỹ. Tháng trước, Thượng nghị sĩ Chuck Grassley và các lãnh đạo khác của bang Iowa đã yêu cầu Nhà Trắng hỗ trợ nguồn lực để chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nông dân nuôi lợn, cũng như tiền để đền bù cho những con lợn phải tiêu hủy.

    Đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của người Mỹ, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Việc mua thực phẩm tại siêu thị trở nên khó khăn trong khi nông dân thì thừa nguồn cung. Ảnh: Getty.

     

    Một nhóm 13 thượng nghị sĩ của cả 2 đảng cũng gửi một bức thư tới lãnh đạo quốc hội, đề nghị cứu trợ nông dân nuôi lợn và cảnh báo rằng “thất bại trong việc không có quy trình hợp lý và trật tự để giảm số lượng đàn lợn sẽ dẫn đến các vấn đề sức khoẻ động vật, vấn đề môi trường, và người nuôi lợn mất việc”.

     

    Tháng trước, Tổng thống Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp đặc biệt, cho phép Bộ Nông nghiệp có thêm thẩm quyền để yêu cầu các nhà máy chế biến thịt tiếp tục hoạt động trong thời dịch. Chính phủ liên bang cũng công bố kế hoặc mua 100 triệu USD mỗi tháng thịt lợn dư thừa. Nhưng ngay cả khi một số nhà máy chế biến mở cửa trở lại, điều đó vẫn là không kịp để ngăn chặn chất thải từ những con lợn phải đưa đi tiêu huỷ.

     

    Lợn không phải là loại duy nhất phải chịu thương vong trong thời Covid-19 ở Mỹ. Tháng trước, một nông dân ở bang Minnesota cũng phải chấp nhận nhìn công ty chế biến tiêu huỷ 61.000 con gà của mình. Nhà máy chế biến gia cầm Allen Harim Food tổng cộng đã tiêu huỷ gần 2 triệu con gà tại các trang trại ở Delaware và Maryland vào tháng trước.

     

    Nguồn: New Zing

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.