Mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid -19, song ngành chăn nuôi của thị xã Duy Tiên vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển trong những năm qua, nhất là chăn nuôi bò sữa đã xuất hiện một số mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, họ là những người tiên phong, dám nghĩ, dám làm, nhạy bén với thị trường, tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng góp phần mở ra một luồng gió mới cho ngành chăn nuôi bò sữa ở Duy Tiên.
Những ngày tháng ba, tôi có dịp về thăm mô hình làm giàu từ bò sữa của gia đình ông Nguyễn Văn Can, xã Mộc Bắc. Đây là một trong những mô hình điển hình nhất của thị xã Duy Tiên. Tiếp tôi tại khu sản xuất các sản phẩm từ sữa bò, ông Can hồ hởi cho biết: Vốn là một người tiên phong trong chăn nuôi bò sữa ở địa phương với số lượng lớn, những năm đầu mới vào nghề, gia đình ông chỉ tập trung khai thác sữa và nhập cho Công ty Vinamilk, Cô gái Hà Lan. Nhưng sau một thời gian nhận thấy nếu chỉ nhập sữa cho các công ty sữa thì chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của ngành chăn nuôi bò sữa. Chính vì vậy, cuối năm 2019, ông Can đã bàn với các thành viên trong gia đình mạnh dạn có bước đột phá mới, chuyển sang sản xuất các sản phẩm từ sữa bò sau khi tham quan, học tập kinh nghiệm của một số cơ sở ở Mộc Châu, một số chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi, kinh doanh về bò sữa và Công ty cổ phần sữa và giống bò sữa Mộc Bắc ra đời do ông làm Chủ tịch hội đồng quản trị. Đầu tư hệ thống máy móc hiện đại để sản xuất các sản phẩm sữa chua, nước uống từ sữa. Đến nay, thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty đã được mở rộng ở hầu hết các tỉnh phía bắc, đặc biệt là ở Hà Nội, với 200 chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị lớn như VinMart, Sài Gòn Coop, ở Hà Nam có 90 cửa hàng, siêu thị lớn nhỏ. Mặc dù năm 2021, dịch Covid- 19 diễn biến phức tạp, sức tiêu thụ sản phẩm giảm 1/3 so với năm trước song doanh thu của công ty vẫn giữ ổn định, tạo việc làm thường xuyên cho gần 20 lao động. Để nâng cao chất lượng và uy tín trên thị trường, năm 2021, gia đình ông đã đăng ký thêm 6 sản phẩm tham gia chương trình OCOP tỉnh Hà Nam.
Chia tay gia đình ông Can, tôi đến tham quan mô hình HTX nông nghiệp dịch vụ Mục Đồng của chị Nguyễn Thị Thịnh, ở xã Trác Văn. Đây cũng là mô hình được đánh giá là khá thành công từ chế biến sữa bò tươi ở Duy Tiên. Vừa rót nước mời khách, chị Thịnh vừa kể cho tôi nghe về quá trình đi lên từ bò sữa: Việc đầu tư chăn nuôi bò sữa là cái duyên, qua tìm hiểu chị thấy dự án chăn nuôi bò sữa của tỉnh triển khai hứa hẹn đem lại hướng đi mới, hiệu quả trên chính đồng đất quê hương, vì vậy vợ chồng chị quyết định đầu tư chăn nuôi bò sữa từ năm 2015. Khởi đầu với 13 con bò sữa tại khu chăn nuôi bò sữa tập trung, sau chưa đầy nửa năm đàn bò nhà chị lên đến hơn 20 con và đến nay duy trì hơn 35 con cho khai thác sữa 6 tạ/ngày. Bên cạnh những thuận lợi chị Thịnh cũng gặp không ít khó khăn, có lúc tưởng chừng phải bỏ cuộc. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, chị Thịnh đã từng bước lập nghiệp thành công, mở ra hướng đi mới cho nghề chế biến sữa bò tươi tại địa phương, với các sản phẩm sữa chua, sữa thanh trùng. Do bò được nuôi theo phương pháp hữu cơ nên chất lượng các sản phẩm thơm, ngon và được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, năm 2017, gia đình chị đã đầu tư dây truyền sản xuất hiện đại phục vụ chế biến sữa với nhiều loại sản phẩm như sữa chua nguyên kem, sữa chua uống, sữa chua nếp cẩm, sữa chua dê…Đã có 2 sản phẩm được công nhận OCOP, xếp hạng 4 sao cấp tỉnh và hiện đang đề nghị công nhận thêm 5 sản phẩm nữa. Thị trường tiêu thụ được mở rộng hơn, uy tín của HTX ngày càng bay xa hơn. Không chỉ dừng lại ở việc chế biến các sản phẩm từ sữa tươi, chị Thịnh còn dự định phát triển sang một số lĩnh vực khác trong năm 2022.
Hiện nay, toàn thị xã có 3.226 con bò sữa, sản lượng sữa năm 2021 đạt 8.279 tấn, trong đó có 3 mô hình chế biến các sản phẩm từ sữa tươi, tạo việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương, với mức thu nhập khá ổn định. Mặc dù không có chủ trương phát triển thêm tổng đàn nhưng năm 2022 và những năm tiếp theo thị xã sẽ tạo điều kiện cho các hộ khu chăn nuôi bò sữa tập trung nâng cao chất lượng đàn bò sữa, phát huy lợi thế, đem lại thu nhập cao. Đặc biệt là những hộ có hướng đi mới, đột phá từ bò sữa như ông Can, chị Thịnh và khuyến khích các hộ này tham gia chương trình OCOP của tỉnh, góp phần từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm. Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Văn Thập trưởng phòng kinh tế thị xã cho biết: “trong năm 2022, phòng tích cực phối hợp với các xã vận động các hộ trong khu dân cư chuyển đàn bò sữa ra khu chăn nuôi tập trung cho bảo đảm theo quy hoạch và vệ sinh môi trường. Đồng thời đề xuất với thị xã tiếp tục đưa các sản phẩm tham gia chương trình OCOP của tỉnh…”
Có thể nói, Duy Tiên không chỉ là địa phương đi đầu trong chăn nuôi bò sữa của tỉnh Hà Nam mà còn là địa phương xuất hiện nhiều gương điển hình, có cách làm hay, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Chính họ đã đem lại một luồng gió mới trong chăn nuôi bò sữa và tạo thương hiệu mỗi khi nhắc đến Duy Tiên. Hy vọng trong năm 2022 và những năm tiếp theo, những người chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thị xã sẽ lại gặt hái được nhiều thành công mới, đưa phong trào chăn nuôi bò sữa ngày càng phát triển, mang lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho người dân và đem hương vị quê hương đi khắp mọi miền tổ quốc./.
Bài viết: Ánh Tuyết
Nguồn: duytien.gov.vn
- nuôi bò sữa li>
- ngành chăn nuôi bò sữa li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất