Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt trên 5,74 triệu tấn, trị giá trên 1,43 tỷ USD, giá trung bình 249 USD/tấn, tăng 34,3% về lượng, tăng 1,9% kim ngạch nhưng giảm 24,1% về giá so với 7 tháng đầu năm 2023.
Trong đó, riêng tháng 7/2024 đạt 892.238 tấn, tương đương 214,5 triệu USD, giá trung bình 240,4 USD/tấn, tăng 36,4% về lượng, tăng 35,3% kim ngạch nhưng giá giảm 0,8% so với tháng 6/2024; so với tháng 7/2023 thì tăng mạnh 49,4% về lượng, tăng 21,2% về kim ngạch nhưng giảm 18,9% về giá.
Achentina là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2024, chiếm 55,5% trong tổng lượng và chiếm 54% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, đạt gần 3,19 triệu tấn, tương đương trên 772,29 triệu USD, giá 242,4 USD/tấn, tăng 130,3% về lượng, tăng 70,9% kim ngạch nhưng giảm 25,8% về giá so với 7 tháng đầu năm 2023.
Thị trường lớn thứ 2 là Brazil, trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt trên 1,57 triệu tấn, tương đương 402,69 triệu USD, giá 256 USD/tấn, chiếm 27,4% trong tổng lượng và chiếm 28,2% tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, tăng 14% về lượng, nhưng giảm 12,4% về kim ngạch và giá giảm 23,2% so với 7 tháng đầu năm 2023.
Tiếp đến thị trường Lào 7 tháng đầu năm 2024 đạt 74.589 tấn, tương đương 18,64 triệu USD, giá 249,9 USD/tấn, chiếm 1,3% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, tăng 23,5% về lượng, nhưng giảm 11,7% về kim ngạch và giá giảm 28,5% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, nhâp khẩu ngô từ thị trường Ấn Độ 7 tháng đầu năm nay giảm rất mạnh, giảm 99,8% về lượng và giảm 98% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 2.561 tấn, tương đương 6,85 triệu USD.
Nhập khẩu ngô 7 tháng đầu năm 2024
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 10/8/2024 của TCHQ)
+ Nhập khẩu đậu tương:
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu đậu tương trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt trên 1,31 triệu tấn, trị giá trên 687,65 triệu USD, giá trung bình 523,7 USD/tấn, tăng 8,7% về lượng, giảm 11,9% kim ngạch và giảm 18,9% về giá so với 7 tháng đầu năm 2023.
Trong đó, riêng tháng 7/2024 đạt 245.805 tấn, tương đương 124,77 triệu USD, giá trung bình 507,6 USD/tấn, tăng mạnh 256% về lượng và tăng 252% kim ngạch so với tháng 6/2024, nhưng giá giảm nhẹ 1,1%; so với tháng 7/2023 cũng tăng mạnh 172% về lượng, tăng 140% về kim ngạch nhưng giảm 11,7% về giá.
Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2024, chiếm gần 59,5% trong tổng lượng và chiếm 57,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, đạt 780.916 tấn, tương đương gần 394,61 triệu USD, giá 505,3 USD/tấn, tăng 31,8% về lượng, tăng 10,2% kim ngạch nhưng giảm 16,4% về giá so với 7 tháng đầu năm 2023.
Thị trường lớn thứ 2 là Mỹ, trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt 422.669 tấn, tương đương 229,12 triệu USD, giá 542 USD/tấn, chiếm 32,2% trong tổng lượng và chiếm 33,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, giảm 12,3% về lượng, giảm 30,6% về kim ngạch và giá giảm 20,8% so với 7 tháng đầu năm 2023.
Tiếp đến thị trường Canada 7 tháng đầu năm 2024 đạt 70.863 tấn, tương đương 42,71 triệu USD, giá 602,8 USD/tấn, chiếm 5,4% trong tổng lượng và chiếm 6,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, tăng 2,2% về lượng, nhưng giảm 16,8% về kim ngạch và giá giảm 18,6% so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu đậu tương 7 tháng đầu năm 2024
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 10/8/2024 của TCHQ)
+ Nhập khẩu lúa mì:
7 tháng đầu năm 2024 lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt trên 3,44 triệu tấn, tương đương trên 954,67 triệu USD, tăng 24,8% về khối lượng, nhưng giảm 2,8% về kim ngạch so với 7 tháng đầu năm 2023.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2024 cả nước nhập khẩu 316.511 tấn lúa mì, tương đương 92,35 triệu USD, giá trung bình 291,8 USD/tấn, tăng 9,9% về lượng, tăng 13,4% kim ngạch so với tháng 6/2024 và giá tăng 3,2%. So với tháng 7/2023 thì giảm 5,2% về lượng, giảm 16,9% kim ngạch và giảm 12,3% giá.
Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2024 lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt trên 3,44 triệu tấn, tương đương trên 954,67 triệu USD, tăng 24,8% về khối lượng, nhưng giảm 2,8% về kim ngạch so với 7 tháng đầu năm 2023, giá trung bình đạt 277,5 USD/tấn, giảm 22%.
Trong tháng 7/2024 nhập khẩu lúa mì từ thị trường chủ đạo Brazil tăng trở lại 17,4% về lượng và tăng 13,2% kim ngạch so với tháng 6/2024, nhưng giá giảm 3,6%, đạt 23.973 tấn, tương đương 5,78 triệu USD, giá 241 USD/tấn; trong khi tháng 7/2023 không nhập khẩu từ thị trường này. Tính chung cả 7 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Brazil chiếm 34% trong tổng lượng và chiếm 30,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước, đạt trên 1,17 triệu tấn, tương đương 293,15 triệu USD, giá trung bình 249,6 USD/tấn, tăng mạnh 348,9% về lượng, tăng 205,9% về kim ngạch nhưng giảm 31,9% về giá so với 7 tháng đầu năm 2023.
Đứng sau thị trường chủ đạo Brazil là thị trường Australia chiếm 21,4% trong tổng lượng và chiếm 23,8% trong tổng kim ngạch, đạt 737.112 tấn, tương đương trên 227,46 triệu USD, giá trung bình 308,6 USD/tấn, giảm 65,3% về lượng, giảm 69,1% kim ngạch và giảm 11% về giá so với 7 tháng đầu năm 2023.
Tiếp đến thị trường Ukraine đạt 612.846 tấn, tương đương 159,42 triệu USD, giá 260 USD/tấn, chiếm 17,8% trong tổng lượng và chiếm 16,7% tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước, tăng rất mạnh 2.412% về lượng, tăng 1.862% kim ngạch nhưng giảm 21,9% về giá.
Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Mỹ đạt 257.223 tấn, tương đương 84,22 triệu USD, giá 327,4 USD/tấn, tăng 49,3% về khối lượng, tăng 19,4% về kim ngạch nhưng giảm 20% về giá so với 7 tháng đầu năm 2023.
Nhập khẩu lúa mì 7 tháng đầu năm 2024
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 10/8/2024 của TCHQ)
Tổng hợp: Thuỷ Chung
Trung tâm TTCN&TM
Bình luận mới nhất