Mặt trái của ngành chăn nuôi bò vùng Amazon - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Mặt trái của ngành chăn nuôi bò vùng Amazon

    Đối với nhiều người, hình ảnh trái chiều của nông nghiệp ở Amazon là các hoạt động tàn phá môi trường.

    Nhu cầu về thịt bò ở vùng Amazon ngày càng tăng khiến nhiều người dân địa phương coi chăn nuôi gia súc như một sinh kế giúp nuôi sống gia đình của họ, dẫn đến tình trạng phá rừng bất hợp pháp leo thang. Ảnh: Washington Post.

     

    Khoảng 80% số vụ phá rừng trong khu vực là do chăn nuôi gia súc, xuất khẩu thịt bò nhiễm độc.

     

    Ngành công nghiệp thịt bò của Brazil hy vọng sẽ thu hút người nuôi quay trở lại khu vực Amazon, nơi chiếm khoảng 40% tổng diện tích cả nước, với cam kết không phá rừng mới. Nhưng các nhà phê bình lo ngại rằng nó có thể hợp pháp hóa việc phá rừng một cách hiệu quả trong khu vực.

     

    Vào tháng 5, các quan chức chính phủ Brazil bắt đầu tìm hiểu chi tiết về cái gọi là khu vực phát triển bền vững Amacro, nơi được hy vọng sẽ dẫn đến việc tăng cường nông nghiệp lớn ở Amazon. Tổng thống Brazil, Jair Bolsonaro, dự kiến sẽ bật mí dự án vào cuối năm nay.

     

    Vùng Amacro – một từ viết tắt được lấy từ các bang: Amazonas, Acre và Rondônia – là một vùng rộng lớn 465.800 km2 ở tây bắc Brazil. Vùng Amacro bao gồm công viên quốc gia Mapinguari, khu bảo tồn lớn thứ năm của Brazil, và lãnh thổ bản địa Kaxarari, nơi bộ tộc đã đấu tranh chống lại lâm tặc để bảo vệ đất đai của mình. Tổ chức Hòa bình xanh đã xác định phần phía bắc của khu vực này là một điểm nóng phá rừng mới nổi.

     

    Các dự án phát triển nông nghiệp trước đây đã làm mất đi những vùng rộng lớn của thảm thực vật bản địa ở các vùng khác của Brazil, nhưng những người ủng hộ Amacro cam kết dự án đang được thiết kế để ngăn chặn nạn phá rừng bất hợp pháp.

     

    Edivan Maciel, cựu Bộ trưởng Nông nghiệp của bang Acre, cho biết mục đích của dự án là sản xuất nhiều thịt bò hơn trên những vùng đất đã được khai phá. Maciel, một đồng minh của Tổng thống Bolsonaro, cho biết đó là nhằm tối ưu hóa khả năng sản xuất mà không cần phá rừng.

     

    Nhưng Humberto de Aguiar, một công tố viên liên bang ở bang Acre, người chuyên xử lý các tội phạm về môi trường, nói rằng kế hoạch này có khả năng “hợp pháp hóa việc phá rừng đã được thực hiện”.

     

    Amacro là sản phẩm trí tuệ của Assuero Doca Veronez, một nhân vật quyền lực trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp ở vùng Amazon. Veronez chính là người đã nói với một trang tin tức Brazil vào năm ngoái rằng “phá rừng đồng nghĩa với tiến bộ”.

     

    Veronez, một chủ trang trại và là chủ tịch của Liên đoàn Nông nghiệp và Chăn nuôi Acre, đã bị phạt vì phá rừng bất hợp pháp vào năm 2006. Ông phủ nhận mọi hành vi sai trái và nói rằng ông đã bán tài sản vào năm 2002.

     

    Veronez cho biết việc chăn nuôi gia súc thâm canh hơn sẽ cho phép sản xuất nhiều thịt bò hơn trên diện tích đất ít hơn và chống lại nạn phá rừng. Ông tuyên bố sản xuất thịt bò tăng khoảng 2,5 lần so với mức trung bình của tiểu bang Acre. “Amacro có thể đóng góp vào việc bảo tồn những khu vực này”, Veronez khẳng định.

     

    Một số nhà nghiên cứu tranh cãi ý kiến rằng việc chuyển sang chăn nuôi tập trung có thể cắt giảm nạn phá rừng ở Amazon. Một báo cáo của Đại học California vào năm 2017 đã kết luận rằng đó có thể là một cách tiếp cận không đúng, trong đó lưu ý rằng “điều ngược lại có thể xảy ra”.

     

    Judson Valentim, một nhà nghiên cứu tại cơ quan nghiên cứu nông nghiệp của Brazil, cho biết việc tăng cường trồng rừng khó có thể theo kịp tốc độ phá rừng chóng mặt.

     

    “Veronez, giống như hầu hết các chủ trang trại lớn, phụ thuộc vào mạng lưới các nhà sản xuất nhỏ hơn. hầu hết trong số họ thiếu nguồn lực kỹ thuật và tài chính để đầu tư vào các hoạt động chăn thả hiệu quả hơn”, Valentim thông tin.

     

    Trong khi các chủ trang trại như Veronez có thể tránh được nạn phá rừng, các nhà cung cấp cho họ có thể không có đủ điều kiện để làm như vậy.

     

    Nhu cầu về thịt bò ở vùng Amazon ngày càng tăng đã khiến nhiều người dân địa phương coi chăn nuôi gia súc như một sinh kế giúp nuôi sống gia đình của họ, dẫn đến tình trạng phá rừng bất hợp pháp leo thang.

     

    Gabriel Santos, một chủ trang trại ở vùng Amacro, đã bị phạt hơn 130.000 đô la vì đã chặt cây trái phép trong khu bảo tồn để chăn thả gia súc. Nhưng ông nói rằng chuyển đổi rừng thành đồng cỏ là lựa chọn kinh tế khả thi duy nhất của mình.

     

    Vì trang trại của Santos đã bị các cơ quan quản lý đưa vào danh sách đen nên ông không thể bán gia súc trực tiếp cho các lò mổ. Vì vậy, ông bán cho một người trung gian, người này bán cho các chủ trang trại lớn.

     

    Valentim cho biết, “nếu các chủ trang trại lớn trở nên năng suất hơn, ngay cả khi họ không chặt phá rừng, thì điều đó sẽ gây áp lực cho những người chăn nuôi gia súc trong rừng bán hàng cho họ phải phát triển hoạt động phá rừng”.

     

    Veronez nói rằng ông ta không liên quan gì đến các vấn đề môi trường của người khác: “Tôi hoàn toàn chống lại kiểu kiểm soát này. Mặc dù luật pháp Brazil hạn chế hầu hết các chủ đất ở Amazon phá hơn 20% diện tích đất của họ, nhưng việc thiếu sự giám sát theo quy định sẽ giúp giải thích tại sao 94% vụ phá rừng có thể được thực hiện bất hợp pháp”.

     

    “Rất khó để duy trì hợp pháp”, Santos, người đã phải trốn tránh vì khoản tiền phạt chưa được thanh toán, nói. Santos nói với thu nhập hàng năm là 10.000 USD, ông không thể trả được. Ông lẩn trốn khi các nhân viên chính phủ đến trang trại của mình và lo sợ cuối cùng sẽ bị tống vào tù. Ông cho rằng mình bị một cơn đau tim gần đây là do căng thẳng.

     

    “Tôi sẽ hỗ trợ gia đình mình như thế nào?”, ông cầu xin. “Nếu tôi có một phương tiện sinh tồn khác, tôi sẽ rời đi. Tôi chỉ ở lại đây vì tôi không còn nơi nào để đi”.

     

    Hương Lan

    Nguồn: nongnghiep.vn

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.