Trang trại nuôi lợn của ông Nguyễn Văn Vẻ ở thị tứ Bô Thời, xã Hồng Tiến (Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) thường xuyên duy trì 2.000 con lợn thịt. Trung bình một ngày, trang trại thải ra từ 3 – 4 tấn chất thải chăn nuôi cần xử lý.
Để xử lý lượng chất thải chăn nuôi “khổng lồ” này, ông Vẻ đã lắp đặt 6 bể biogas với công suất lớn nhưng vẫn không thể xử lý kịp chất thải từ trang trại. Mỗi lần bể chứa đầy ứ, ông lại phải thuê hút, thuê dọn đổ lên vườn, tốn kém tiền triệu mà lại ô nhiễm…
Máy tách chất thải chăn nuôi thành phân hữu cơ
Tháng 11.2017, khi Trung tâm khuyến nông tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) triển khai dự án “Xử lý chất thải chăn nuôi và sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch tại tỉnh Hưng Yên”, ông Vẻ đã đăng ký tham gia dự án này. Được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí, ông mạnh dạn đầu tư thêm khoảng 100 triệu đồng nữa để mua sắm máy tách phân, xây bể chứa.
Từ khi sử dụng máy tách phân, vấn đề ô nhiễm ở trang trại chăn nuôi lợn của gia đình ông Vẻ được khắc phục, ngoài ra mỗi tháng ông còn có thêm thu nhập khoảng chục triệu đồng từ tiền bán phân hữu cơ cho các cơ sở trồng cây ăn quả, trồng rau trên địa bàn.
Ông Vẻ cho biết: Trung bình từ 1 đến 2 ngày, ngày chiếc máy tách phân được vận hành 1 lần. Phân sau khi tách hết nước được trộn với chế phẩm vi sinh rồi đóng bao để 1 tuần cho hết mùi mới xuất bán. Mỗi kg phân hữu cơ được ông Vẻ bán với giá bán từ 1.000 – 1.200 đồng/kg. Với nước thải, ông Vẻ sử dụng men vi sinh xử lý rời sử dụng tưới trực tiếp cho cây.
Đến thăm trang trại của ông Trần Văn Mỳ ở thôn Bông Ngoại, xã Đức Hợp (Kim Động), chúng tôi được nghe ông “khen hết lời” về hiệu quả mô hình xử lý chất thải chăn nuôi của gia đình.
Đối với những hộ chăn nuôi lợn quy mô lớn, việc sử dụng mô hình tách chất thải chăn nuôi góp phần bảo vệ môi trường
Năm 2016, ông Mỳ mạnh tay đầu tư 7 tỉ đồng xây 3 khu chuồng trại quy mô lớn để nuôi 3.000 con lợn. Ngay từ đầu, ông được Trung tâm Khuyến nông tỉnh định hướng áp dụng hệ thống xử lý chất thải khép kín gồm máy tách phân, bể chứa nhiều ngăn phục vụ cho máy ép và bể biogas 5.000m3.
Tại khu vực lắp đặt máy tách phân, trong tiếng động cơ ào ào, từ đầu ra của máy cho ra thành phần mùn nhỏ mịn, khô, tơi như mùn cưa. Nhìn thành phẩm phân bón hữu cơ được ông Mỳ đóng vào từng bao, không ai nghĩ rằng, trước đó chỉ ít phút là chất thải trực tiếp từ chăn nuôi.
Ông Mỳ cho biết: “Trung bình mỗi ngày trang trại chăn nuôi của tôi thải ra 5 – 6 tấn chất thải. Sau khi xử lý thu được khoảng 1,2 tấn phân khô. Với giá bán 1.000 đồng/kg, mỗi tháng tôi có thêm khoản thu nhập từ 30 – 35 triệu đồng. Mỗi năm, riêng công dọn phân cho trang trại đã tiêu tốn hàng trăm triệu đồng. Giờ đây, không mất tiền dọn dẹp mà tôi còn được một nguồn thu đều đặn, không hề nhỏ từ việc bán phân khô. Mà môi trường chăn nuôi được bảo đảm”.
Ông Lương Văn Cao, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết, năm 2017, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án “Xử lý chất thải chăn nuôi và sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch tại tỉnh Hưng Yên” giai đoạn 2017 – 2020 với quy mô 100 mô hình.
Năm 2017, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai thực hiện 6 mô hình trong chăn nuôi lợn. Trong quá trình triển khai, hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi đã hoạt động tốt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sản xuất ra một lượng phân bón chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch trên địa bàn tỉnh, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Năm 2018, theo kế hoạch Hưng Yên tiếp tục triển khai 12 mô hình xử lý chất thải chăn nuôi lợn nhưng hiện đã đến 27 hộ chăn nuôi đăng ký tham gia.
Ông Cao cũng khuyến cáo, tuy nhiên, để mô hình thực sự mang lại hiệu quả, bà con chăn nuôi phải tỉnh táo lựa chọn loại máy tách nước trong phân của các nhà cung cấp uy tín bởi trước đây đã có hộ tự tìm mua máy móc bên ngoài về lắp đặt nhưng gặp tình trạng động cơ yếu, lỗ sàng rộng nên không thể hút, ép chất thải chăn nuôi thành phân khô…
Dương Miền – Nguyễn Nhân
Nguồn: Báo Hưng Yên
- ô nhiễm trong chăn nuôi li>
- chất thải chăn nuôi li>
- xử lý chất thải chăn nuôi li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T5,21/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất