Về thôn Trung Thắng, xã Nam Thanh (Nam Trực, Nam Định), chúng tôi được giới thiệu tới thăm mô hình chăn nuôi gà siêu trứng rộng hơn 1ha của gia đình anh Trần Ngọc Kiên. Đây là một trong những mô hình trang trại đem lại hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn.
Gia đình anh Trần Ngọc Kiên, thôn Trung Thắng, xã Nam Thanh (Nam Trực) thu hoạch trứng gà.
Sau nhiều năm nuôi gà ta, thời gian chăn nuôi kéo dài, hiệu quả kinh tế mang lại không cao, năm 2016, anh Kiên bắt đầu chuyển sang nuôi gà Ai Cập đẻ trứng. Theo anh Kiên tìm hiểu, đây là giống gà mang lại chất lượng thịt săn chắc, ngon, năng suất đẻ trứng cao. Thời gian đầu nuôi gà Ai Cập, anh Kiên gặp không ít khó khăn, nhưng nhờ rút kinh nghiệm sau mỗi lứa nuôi và tìm hiểu kỹ thuật qua phương tiện truyền thông, sách, báo, anh đã học hỏi thêm nhiều kiến thức, kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt. Anh mạnh dạn đầu tư 1,5 tỷ đồng để xây dựng chuồng trại kiên cố, thoáng mát với đầy đủ hệ thống chiếu sáng, quạt gió, phun sương, hệ thống bơm nước trên mái nhà để tránh nóng vào mùa hè, hệ thống cung cấp nước uống tự động, quạt thông gió hút mùi đảm bảo ấm áp về mùa đông, thông thoáng, mát mẻ vào mùa hè cho gà. Vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, anh còn bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho gà. Chia sẻ với chúng tôi, anh Kiên cho biết: “So với các con vật khác, nuôi gà đẻ trứng , nhanh thu hồi vốn, thu nhập hàng ngày cũng cao hơn. Trong đó, giống gà Ai Cập nuôi khoảng 4 tháng là kết thúc giai đoạn hậu bị, gà bước vào giai đoạn sinh sản, năng suất trứng đạt 250-280 quả/con/năm. Nuôi gà đẻ nhanh thu hồi vốn nhưng cũng khá vất vả do giá cả thị trường không ổn định. Vì vậy, người nuôi phải kiên trì mới duy trì được nghề”. Bên cạnh đó, theo anh Kiên, nuôi gà đẻ phải luôn bảo đảm đủ ánh sáng. Khi gà được 60 ngày tuổi bắt đầu cho ăn hạn chế để tránh gà béo quá, đồng thời hãm không cho gà đẻ sớm. Khi gà đủ 19 tuần tuổi mới cho gà đẻ, làm như vậy vừa bảo đảm gà đẻ nhiều trứng, vừa giữ được mái bền.
Những năm qua, nhờ áp dụng nghiêm quy trình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học trong khâu chăm sóc nên đàn gà Ai Cập của gia đình anh Kiên phát triển khỏe mạnh, lớn nhanh, cho năng suất trứng tốt và đảm bảo được yêu cầu phòng dịch. Sau 6 năm tập trung chăn nuôi, sản xuất, đến nay anh Kiên luôn duy trì 3 khu chuồng trại với khoảng 3.000 gà đẻ trứng. Trung bình mỗi ngày anh thu 2.000 quả trứng, xuất bán với mức giá 2.700 đồng/quả. Hàng ngày đều có thương lái đến tận trang trại để thu mua trứng. Trứng gà Ai Cập dễ bán do màu sắc trứng đẹp, tỷ lệ lòng đỏ cao, thơm ngon nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Ngoài nguồn thu từ trứng gà, sau 1 năm gà đẻ gia đình anh lại có một nguồn lợi lớn từ việc thải đàn. Thịt gà siêu trứng Ai Cập có chất lượng thơm ngon, được thương lái gom mua với giá từ 60-70 nghìn đồng/kg. Khi thải loại, gà thường đạt trọng lượng 2kg/con, đem lại nguồn thu đáng kể cho gia đình. Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, anh luôn chú trọng chọn con giống ở những cơ sở có uy tín và áp dụng tiêm đầy đủ các loại vắc-xin cho gà ngay từ khi gà mới nở. Ở giai đoạn úm gà, từ 1-25 ngày tuổi luôn luôn phải đảm bảo đủ nhiệt độ cho gà con thì gà lớn lên sẽ khỏe mạnh, ít mắc bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp. Bên cạnh đó, xác định bảo đảm an toàn sinh học trong chăn nuôi là không thể thiếu nên định kỳ 2 ngày anh lại vệ sinh chuồng trại, trước khi nuôi lứa mới anh để trống chuồng từ 1-1,5 tháng. Để thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng chuồng trại, đồng thời áp dụng nghiêm ngặt quy trình sản xuất an toàn sinh học, vì thế trong 6 năm nuôi gà đẻ trứng, trang trại của anh chưa 1 lần bị dịch bệnh. Năm 2021, mô hình gà siêu trứng của anh Kiên đã được Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh công nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm để sản xuất, kinh doanh sản phẩm. Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi gà siêu trứng, anh Kiên cho biết: Nuôi gà đẻ trứng vừa dễ lại vừa khó. Cái khó là phải có chế độ nuôi dưỡng sao cho gà giữ được thể trạng và đẻ nhiều. Muốn có được điều này thì người chăn nuôi phải chịu khó, cần cù và am hiểu kỹ thuật nuôi. Người nuôi gà phải theo dõi thường xuyên biểu hiện của đàn gà, cho ăn uống đủ chất. Ngoài ra, đàn gà phải được tiêm phòng theo định kỳ. Xung quanh chuồng và trong chuồng phải được tiêu độc, khử trùng thường xuyên. Chuồng nuôi gà cũng được xây dựng theo quy mô công nghiệp, mỗi khu chia làm 3 dãy, mỗi dãy gồm nhiều lồng gà và được đánh số thứ tự để tiện theo dõi sức khỏe và số lượng trứng. Trong tương lai, anh Kiên mong muốn sẽ mở rộng quy mô chăn nuôi lên 10 nghìn gà đẻ và liên kết được với doanh nghiệp bao tiêu ổn định sản phẩm, hạn chế tối đa việc phụ thuộc thị trường, giá cả bấp bênh như hiện nay.
Bằng ý chí, quyết tâm, dám nghĩ dám làm, anh Trần Ngọc Kiên đã gặt hái được thành công từ mô hình trang trại nuôi gà siêu trứng. Với mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng theo hướng an toàn sinh học, sản phẩm trứng của gia đình anh luôn được thị trường ưa chuộng và được người tiêu dùng tin tưởng. Mô hình chăn nuôi gà siêu trứng của anh Kiên đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với nhiều người dân trên địa bàn tỉnh có thể áp dụng phát triển sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế./.
Bài và ảnh: Thanh Hoa
Nguồn tin: Báo Nam Định
- nuôi gà siêu trứng li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất