Sau khi xuất ngũ, cựu chiến binh Dương Văn An ở thôn Hữu Niên B, xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị) tích cực lao động sản xuất và tìm hướng phát triển kinh tế gia đình. Tận dụng vùng đất đai chăn thả rộng lớn, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào ở địa phương, ông đã mạnh dạn chuyển đổi vật nuôi, xây dựng thành công mô hình nuôi bò giống, mang lại thu nhập cao cho gia đình.
Mô hình nuôi bò giống của ông An mang lại hiệu quả kinh tế cao
Những năm đầu trở về quê hương làm ăn, ông An gặp không ít khó khăn do thiếu vốn, thiếu kiến thức khoa học kĩ thuật. Vì thế, dù ông đã nuôi thử nghiệm khá nhiều mô hình vật nuôi như gà, lợn nhưng không mấy hiệu quả. Nắm bắt nhu cầu của người dân địa phương, năm 2015 ông quyết tâm thay đổi tư duy, đấu thầu 0,5 ha đất màu ở xã để đầu tư mô hình nuôi bò giống. Năm đầu tiên thực hiện mô hình này, ông chỉ nuôi vài chục con bò giống cung cấp cho người dân trong huyện.
Làm thú y viên của thôn nhiều năm, ông An chú trọng việc áp dụng kiến thức khoa học kĩ thuật trong chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho đàn bò giống, giữ chuồng trại luôn thoáng mát, sạch sẽ. Bò của ông trước khi bán luôn được kiểm dịch và tiêm phòng dịch bệnh đầy đủ. Vì thế, không chỉ người dân trong tỉnh mua về chăn nuôi mà nhiều chương trình dự án tìm đến đặt hàng ông ươm bò giống để tặng cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn chăn nuôi, phát triển kinh tế.
Sau gần 5 năm phát triển sản xuất kinh doanh, từ quy mô vài chục con bò giống cung cấp cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, đến nay mỗi năm ông An nuôi hàng trăm con bò giống, xuất bán khắp thị trường không chỉ trong tỉnh mà còn sang các tỉnh như Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh… Ông An chia sẻ: “Để nuôi bò giống đảm bảo, tôi chú trọng lựa chọn những con giống khỏe, tích cực áp dụng khoa học kĩ thuật cùng với kinh nghiệm thực tế trong chăm sóc. Con giống trước khi đưa ra thị trường phải đảm bảo 100% được Chi cục Thú y tỉnh tiêm phòng và kiểm dịch. Vì vậy bò giống đưa ra thị trường không bị dịch bệnh và phát triển tốt”.
Để có nguồn thức ăn tươi, sạch cho đàn bò, ông An trồng khoảng 0,2 ha cỏ voi và cỏ tự nhiên. Bên cạnh đó, ông tận dụng các đường giao thông nội đồng để bón phân cắt cỏ. Tới mùa gặt lúa, ông thuê máy thu gom rơm rạ để dự trữ nguồn thức ăn mùa đông cho đàn bò giống. Bình quân mỗi năm ông tiếp nhận từ 15 – 20 lượt dự án cung cấp bò giống do các đơn vị đặt hàng trong và ngoài tỉnh với số lượng khoảng 250 – 300 con. Trừ chi phí, gia đình ông lãi hơn 300 triệu đồng/ năm từ việc nuôi bò giống. Nhờ nuôi bò giống, điều kiện kinh tế gia đình của ông khấm khá hơn.
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Triệu Hòa Trần Văn Đức cho biết: “Mô hình nuôi bò giống của cựu chiến binh Dương Văn An là một trong những mô hình kinh tế tiêu biểu ở xã, góp phần thúc đẩy phong trào chăn nuôi nói chung cũng như trong phong trào cựu chiến binh gương mẫu làm kinh tế giỏi ở địa phương nói riêng, xứng đáng được biểu dương về sự năng động, sáng tạo, chịu khó trong phát triển chăn nuôi sản xuất và làm giàu trên quê hương”.
Kăn Sương
Nguồn: Báo Quảng Trị
- bò giống li>
- trang trại chăn nuôi bò giống li> ul>
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất