Anh Lương Văn Mong – Phó Bí Thư đoàn xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình) – có “nghề tay trái” mỗi năm cho thu nhập hơn hai trăm triệu đồng. Anh là tấm gương tiêu biểu cho lớp thanh niên trẻ khởi nghiệp từ nghề nông.
Hươu đến thời kỳ thu hoạch nhung được anh Mong nhốt riêng để tránh tấn công lẫn nhau làm gãy nhung.
Vừa dẫn chúng tôi đi thăm trang trại, anh Mong vừa kể về quá trình trở thành triệu phú của mình. Như nhiều thanh niên xuất thân từ gia đình thuần nông, những công việc đồng áng hay chăn nuôi không mấy xa lạ với chàng thanh niên Lương Văn Mong. Tuy nhiên, Mong nhận thấy, nếu chỉ trồng mía, trồng sắn như những nông dân trong vùng thì sẽ chẳng thể giàu được. Trăn trở tìm một mô hình sản xuất mới, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, năm 2010, sau một thời gian đi tham quan, học hỏi tại một số trang trại, thấy mô hình nuôi hươu sao phù hợp, anh đầu tư mua hươu sao giống về nuôi.
“Mỗi lần đi đâu về, việc đầu tiên mình làm là ra trang trại để xem hươu hôm nay thế nào, có ăn hết khẩu phần không, có gì trấn động làm nó hoảng sợ không. Thực sự rất lo lắng, vì mọi vốn liếng đều đầu tư cho trang trại mà không biết kết quả như thế nào. May mắn là đàn hươu khỏe mạnh, không ốm đâu bệnh tật gì, sau 1 năm chăm sóc, anh đã có thể cắt nhung hươu bán” – Phó Bí thư đoàn xã Kỳ Phú nhớ lại những ngày đầu khởi nghiệp của mình.
Lương Văn Mong cho biết: Nuôi hươu tưởng khó nhưng lại rất nhàn, chăm 10 con hươu chỉ như nuôi 1 con bò bởi chúng ăn rất ít, thức ăn lại là các lá cây dại sẵn có trong vùng. Nếu trong chuồng có 20 con hươu thì mỗi ngày chỉ cần 2 giờ đồng hồ đi kiếm cỏ, lá về cho hươu ăn. Trừ những lúc hươu mọc nhung phải cho ăn thêm thức ăn bổ dưỡng hơn như quả chuối, ngô, cà rốt, sung, vả, quả mít…, thời gian còn lại chủ nuôi không phải mất chi phí thức ăn.
Có kinh nghiệm, có thu nhập từ nuôi hươu, được sự hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện cho vay vốn, anh Mong tiếp tục mạnh dạn mở rộng quy mô đàn hươu. Từ nuôi hươu lấy nhung, anh nuôi thêm hươu sinh sản, bán hươu giống. Hiện, gia đình anh nuôi 30 con hươu sao; sản phẩm nhung hươu luôn trong tình trạng “cháy hàng”. Trung bình, 100g nhung hươu giá từ 2 đến 2,5 triệu đồng; hươu giống giá 15 triệu đồng/cặp, mỗi năm anh thu lãi hơn 200 triệu đồng.
Dù thành công khi tuổi đời còn rất trẻ, nhưng với Lương Văn Mong, đây mới chỉ là những bước khởi đầu. Theo Mong, hiện nay, sản phẩm nhung hươu trong vùng mới chỉ tiêu thụ bằng hình thức thô chưa qua chế biến nhất là chế biến thành những bài thuốc có giá trị, vì vậy anh đang nghiên cứu để đưa nhung hươu vào chế biến gắn với việc xây dựng thương hiệu sản phẩm để không chỉ tiêu thụ trong nước mà có thể xuất ra nước ngoài. Ngoài ra, anh cũng đang triển khai trồng thêm một số cây ăn quả có giá trị như bưởi, mít, hồng xiêm… vừa để đa dạng hóa sản phẩm, tăng thu nhập vừa tận dụng lá của chúng làm thức ăn cho hươu.
Được biết, không chỉ là một chủ trang trại thành công, Lương Văn Mong còn đảm nhận vai trò một Phó Bí thư đoàn xã năng nổ, nhiệt tình, có khả năng vận động, tập hợp đoàn viên tích cực tham gia các phong trào, hoạt động đoàn tại cơ sở. Từ kinh nghiệm của bản thân, Mong đã trực tiếp truyền đạt kinh nghiệm của mình cho những thanh niên khác trong vùng cùng xây dựng, phát triển kinh tế gia đình. Nhờ vậy, hiện xã Kỳ Phú cũng có rất nhiều mô hình khởi nghiệp thanh niên thành công.
Hà Phương
Nguồn: Báo Ninh Bình
- mô hình nuôi hươu li>
- chăn nuôi hươu li>
- kỹ thuật nuôi hươu li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
Tin mới nhất
T7,21/12/2024
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Ad cho e xin số điện thoại của a này và địa chỉ cụ thể được không ạ