Với khát khao vươn lên làm giàu từ vùng đất nghèo ven bãi, nhiều hộ dân ở thôn Xuân Chiểu, xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đã mạnh dạn đầu tư phát triển đàn bò sữa, coi đây là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong tái cơ cấu nông nghiệp ở địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu.
Anh Lê Văn Thu chăm sóc đàn bò sữa của gia đình.
Cuối năm 2013, thấy nông dân ở nhiều thôn trong xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường thành công với mô hình nuôi bò sữa, anh Lê Văn Thu ở thôn Xuân Chiểu mạnh dạn dồn toàn bộ vốn liếng và vay thêm ngân hàng, đầu tư hơn một tỷ đồng xây dựng chuồng trại, mua 15 con bò sữa giống về nuôi.
Để đàn bò sớm cho sản phẩm, anh Thu tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật tại Trung tâm bò sữa Ba Vì, nghiên cứu thêm sách báo, tài liệu, học hỏi từ những mô hình nuôi bò sữa thành công trong và ngoài tỉnh, nắm vững kiến thức, kỹ thuật, cách chăm sóc, phòng, chữa bệnh cho đàn bò của gia đình. Sau những năm tháng cần mẫn, thức khuya dậy sớm, đàn bò bắt đầu cho sữa. Với số vốn xoay vòng từ bán sữa, sau một thời gian, Lê Văn Thu đã trả hết nợ vay ngân hàng, tiếp tục đầu tư để nhân rộng đàn bò. Đến nay, tổng số bò của gia đình là 30 con, trong đó, 12 con đang cho khai thác sữa. Con ít nhất cho 18 kg sữa, con nhiều thì 23 đến 25 kg sữa/ngày, với giá 1 kg sữa ở thời điểm giữa tháng 2 bán cho Công ty Vinamilk là 14.000 đồng/kg, cho doanh thu gần bốn triệu đồng/ngày. Ngoài sữa, anh còn có thu nhập từ tiền bán bê đực với giá 20 đến 25 triệu đồng/con. Trừ mọi chi phí, mỗi năm gia đình Lê Văn Thu lãi khoảng 600 triệu đồng.
Nhận thấy nuôi bò sữa mang lại lợi nhuận cao, phát triển thuận lợi, đầu ra, giá sản phẩm ổn định. Năm 2016, trên diện tích gần 500 m2đất vườn, Lê Văn Thu tiếp tục đầu tư xây dựng chuồng trại khép kín, đạt chuẩn, điều tiết nhiệt độ mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông. Bên cạnh đó, anh lắp thiết bị đo nhiệt độ, ẩm độ tại chuồng nuôi; qua theo dõi, nếu nhiệt độ tăng, anh làm mát chuồng bởi hệ thống quạt phun sương, phun ướt mái, giúp giảm từ 3 – 5oC so với ngoài trời. Từ đó, giúp bò ăn ngon miệng, bảo đảm sức khỏe, tăng năng suất, sản lượng sữa. Để cơ giới hóa chăn nuôi, gia đình anh đầu tư lắp hệ thống máng ăn, uống nước tự động và bán tự động; mua máy vắt sữa; máy trộn thức ăn; máy băm cỏ trục cuốn (công suất 2 tấn/giờ); máy phun thuốc sát trùng chuồng trại; máy phát điện; máy bơm; máy lọc nước sạch phục vụ nước uống cho đàn bò.
Để bảo đảm nguồn thức ăn cho bò, gia đình anh mua thêm đất ruộng, nâng tổng diện tích trồng cỏ lên gần 18.000 m2.
Không chỉ làm giàu cho bản thân và gia đình, với kinh nghiệm tích lũy, anh Lê Văn Thu còn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo nghề nuôi bò sữa cho nhiều hộ gia đình ở xã Vĩnh Ninh, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ thoát nghèo, trở thành triệu phú.
Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ninh Nguyễn Hữu Quân cho biết: Hiện, toàn xã có khoảng gần 40% số hộ nuôi bò sữa với tổng đàn lên tới hơn 1.000 con, trong đó đang cho khai thác sữa là 700 con. Mỗi ngày cung cấp ra thị trường từ 16 đến 18 tấn sữa, thu nhập của bà con nông dân rất ổn định. Nhờ chuyển hướng sang nuôi bò sữa, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, cho thu nhập từ 30 đến 60 triệu đồng/tháng. Có thể kể ra những cái tên đã góp phần làm nên “thương hiệu” bò sữa ở Vĩnh Ninh như: gia đình anh Nguyễn Phùng Phong, Đỗ Thành Chung (thôn Hậu Lộc), anh Ngô Văn Mộc (thôn Duy Bình), anh Nguyễn Văn Thức (thôn Kim Xa)… Không chỉ bò sữa ở Vĩnh Ninh đang “lên ngôi”, mà kinh tế trang trại theo mô hình VACR (vườn – ao – chuồng – ruộng) cũng thu nhiều thành quả. Từ những tiềm năng và lợi thế vốn có, chúng tôi xác định, bò sữa là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp ở địa phương – Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ninh nói.
BÀI VÀ ẢNH: TRẦN HẢI
Nguồn: Nhân Dân
- chăn nuôi bò sữa li>
- chăn nuôi bò sữa Việt Nam li>
- nuôi bò sữa li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất