Sau 18 phút lên sàn, cổ phiếu MCM đã dư mua hơn 7 triệu đơn vị ở mức giá trần.
Sáng nay, 18/12/2020, toàn bộ 66,8 triệu cổ phiếu của CTCP Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) đã chính thức được giao dịch trên Upcom với mã chứng khoán MCM. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 30.000 đồng/cổ phiếu.
Tính đến 09h18ph, cổ phiếu MCM đã dư mua hơn 7 triệu cổ phiếu ở mức giá trần 42.000 đồng/cổ phiếu.
Sự kiện Mộc Châu Milk lên sàn chứng khoán được giới đầu tư quan tâm bởi lẽ, Mộc Châu Milk là một trong những “case” tiêu biểu trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, M&A và đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán.
Mộc Châu Milk tiền thân là Nông trường Quân đội Mộc Châu, thành lập năm 1958. Năm Tháng 12/2004 công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần trong đó Tổng Công ty chăn nuôi Việt Nam (Vilico) nắm giữ 51% vốn. Mấy năm trước, GTNfoods đã tiến hành M&A và sở hữu gần 74% vốn Vilico, tiến hành cải tổ lần đầu Mộc Châu Milk.
Năm ngoái, Vinamilk lại thực hiện thêm cú M&A khác: Mua chi phối 75% vốn của GTNfoods. Và như vậy là Mộc Châu Milk “về cùng một nhà” với Vinamilk. Đây là vụ M&A tiêu biểu nhất của ngành sữa Việt.
Sau khi về với Vinamilk vào khoảng đầu năm 2020, Mộc Châu Milk từ một doanh nghiệp “kiểu cũ” đã được cải tổ theo chuẩn quản trị doanh nghiệp của Vinamilk và rồi từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 9 tháng đầu năm 2020 doanh thu đạt 2.148 tỷ đồng; Lợi nhuận gộp đạt hơn 663 tỷ đồng. Đáng chú ý nhất là biên lợi nhuận gộp đạt xấp xỉ 31%, tăng mạnh so với tỷ lệ 18,3% đạt được 9 tháng đầu năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 209 tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ và vượt 33% kế hoạch lợi nhuận đặt ra cho cả năm.
Chính bởi sự thay đổi chóng mặt của Mộc Châu Milk, giới đầu tư khá quan tâm đến cổ phiếu MCM và ngay từ đầu phiên giao dịch sáng nay, lệnh mua đã dồn dập đổ vào hệ thống giúp cổ phiếu đạt dư mua trần lượng lớn cổ phiếu mà không có lệnh bán đối ứng.
Tác giả: Phương Chi
Nguồn: Nhịp sống kinh tế
- mộc châu li>
- Mộc Châu Milk li> ul>
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
Tin mới nhất
T5,14/11/2024
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất