Một cách tiếp cận mới về ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi bò thịt (kỳ I) - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Một cách tiếp cận mới về ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi bò thịt (kỳ I)

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chiến lược phát triển chăn nuôi Việt Nam giai đoạn 2021 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định: Đến năm 2030, đàn bò thịt ổn định ở quy mô từ 6,5 6,6 triệu con. Sản lượng thịt xẻ các loại đến năm 2025 đạt từ 5,0 5,5 triệu tấn, trong đó, thịt gia súc ăn cỏ từ 10 11%. Hiện nay, xu hướng tiêu dùng thịt bò của người dân ngày càng tăng. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để phát triển ngành chăn nuôi bò thịt tại Việt Nam thời gian tới.

    Nhiều mô hình nuôi bò thịt đang đem lại hiệu quả kinh tế cao

     

    Vai trò của ngành chăn nuôi theo một góc nhìn mới

     

    Bên cạnh ưu đểm là cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao (thịt và sữa) cho con người, gia súc nhai lại cũng đồng thời thải ra một lượng lớn chất phát thải, chiếm 65% và khoảng 29% tổng lượng phát thải của toàn ngành chăn nuôi. FAOSTAT (2019) cho biết tổng lượng phát thải khí CH4 từ động vật nhai lại (bò, bò sữa, trâu và dê) ở Việt Nam lên đến 10,8 triệu tấn CO2 tương đương. Trong số động vật nhai lại, bò thịt thải ra 41% lượng khí thải của vật nuôi (Lê Đình Phùng & cs., 2020). Quá trình lên men bởi quần thể vi sinh vật trong cả dạ cỏ và chất thải chăn nuôi đều thải ra CH4. Do đó, việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong ngành chăn nuôi nói chung là rất quan trọng, nhất là ở nhóm động vật nhai lại. Ngoài khí thải, ngành chăn nuôi bò còn thải ra một lượng lớn phân và nước tiểu, ước tính khoảng 7,1 GT (tỷ tấn) tương đương CO2 mỗi năm, chiếm 14,5% lượng phát thải khí nhà kính (GHG) do con người gây ra…. Người ta luôn có ấn tượng gây ô nhiễm môi trường trầm trọng từ ngành chăn nuôi… Mặt khác, ngành chăn nuôi còn sử dụng nguồn đất, nguồn nước to lớn, cạnh tranh với con người. Dự báo, đến năm 2050, khi thế giới sẽ có đến 9,6 tỷ người, trong đó 70% sống ở các thành phố có thu nhập trung bình gần gấp đôi hiện nay. Do đó, nhu cầu về các sản phẩm động vật sẽ tiếp tục tăng và đóng vai trò quan trọng trong an ninh lương thực và dinh dưỡng. Người ta lo ngại rằng, ngành chăn nuôi có hiệu quả thấp trong việc chuyển đổi thức ăn thành protein; cạnh tranh trực tiếp lượng ngũ cốc làm thức ăn của con người. Gần đây, FAO với các nghiên cứu rất cơ bản đã chỉ ra rằng, thực tế không phải như vậy. Sản xuất thịt chỉ cần khoảng 1/3 lượng ngũ cốc toàn cầu, ít hơn so với các báo cáo trước đây. Thịt cung cấp 18% tổng lượng calo, 34%  tổng lượng protein; các vi chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin B12, sắt, kẽm và canxi… Ngành chăn nuôi sử dụng phần lớn diện tích đất nông nghiệp cạn kiệt, nghèo dinh dưỡng. Cũng theo Mottet & cs. (2017),trên phạm vi toàn cầu, đất sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau: 32 % đất cho thành phố, nhà ở, khu công nghiệp và các mục đích khác; 31 % đất lâm nghiệp; 17% đất nông nghiệp phi chăn nuôi; 17 % đất nông nghiệp cho chăn nuôi (bao gồm 9,6% là đất khô cằn không thể canh tác nông nghiệp, 6,6% đất đồng cỏ; 1,7% trồng ngũ cốc; 0,6% trồng cây thức ăn chăn nuôi… ).

     

    Ở Việt Nam, theo tác giả Nguyễn Thị Hải Yến (2023) tính đến ngày 31/12/2020, tổng diện tích tự nhiên của cả nước là 33.134.427 ha; đất nông nghiệp là 27.983.482 ha. Trong đó: đất sản xuất nông nghiệp là 11.718.391 ha; đất lâm nghiệp là 15.404.790 ha; đất dành cho nuôi trồng thủy sản là 786.184 ha; đất làm muối là 15.586 ha và đất nông nghiệp khác là 58.532 ha.

     

    Theo FAO, chăn nuôi đóng góp 40% giá trị sản lượng nông nghiệp toàn cầu; hỗ trợ sinh kế cũng như an ninh lương thực và dinh dưỡng cho gần 1,3 tỷ người. Trong những khu vực có môi trường khắc nghiệt như vùng núi và vùng đất khô cằn, chăn nuôi thường là cách duy nhất để chuyển đổi bền vững tài nguyên thiên nhiên thành thực phẩm, chất xơ và sức lao động cho cộng đồng bản địa. Công bố gần đây cũng của FAO (2022) đã chỉ ra rằng, vật nuôi sử dụng khoảng 86% thức ăn chăn nuôi các loại thức ăn mà con người không dùng được, chủ yếu là các phụ phẩm của cây trồng mà nếu không dùng cho chăn nuôi thì hoàn toàn lãng phí.

     

    Theo tác giả Mottet & cs. (2017), ngành chăn nuôi ĐVNL chỉ sử dụng 13% ngũ cốc mà con người có thể ăn được như ngô, sắn lát, đậu tương, hạt cải… còn lại là các loại thức ăn mà con người không thể ăn được, gồm 46% là cỏ, lá cây; 19 % là thân cây trồng sau thu hoạch (rơm rạ, thân ngô, thân chuối, ngọn, lá mía); 8 % là cây thức ăn gia súc; 5 % là phụ phẩm chế biến: bã đậu, rỉ mật đường, bã bia… 3% là các loại thực phẩm khác: thức ăn thừa, premix, khoáng…

     

    Ưu điểm nổi trội của ngành chăn nuôi bò thịt

     

    Trong các loại thịt từ ngành chăn nuôi, thịt bò thường có giá cao nhất. Tính toán mới nhất chỉ ra rằng, trên phạm vi toàn cầu, chỉ cần 3 kg ngũ cốc để sản xuất 1 kg thịt.  Với ngành chăn nuôi bò, do sống dựa vào cỏ và thức ăn thô xanh nên bò chăn thả chỉ cần 0,6 kg protein từ thức ăn mà chúng ăn được để tạo ra 1 kg protein trong sữa và thịt có chất lượng dinh dưỡng cao. Thế giới đã dùng 2,5 tỷ ha để chăn nuôi gia súc, 77% là đồng cỏ và cây thức ăn chăn nuôi, 2/3 trong số đó là đất khô cằn, không thể trồng trọt mà chỉ có thể sử dụng để chăn thả đại gia súc. Khi ngành chăn nuôi phát triển, nếu hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) không được cải thiện thì diện tích đất cho chăn nuôi sẽ tăng lên nhiều hơn nữa. FAO cũng cho rằng, nếu giảm FCR được từ 5 – 15% thì không cần phải tăng diện tích đất canh tác cho chăn nuôi nữa. Kết quả của nhiều đề tài nghiên cứu về dinh dưỡng trong 30 năm qua đã góp phần giảm đáng kể FCR trong chăn nuôi đồng thời góp phần giảm ô nhiễm môi trường, hỗ trợ cho hệ thống chăn nuôi phát triển bền vững hơn. Động vật nhai lại (ĐVNL) chỉ cần 5,9 kg thức ăn để sản xuất ra 1kg protein trong khi động vật dạ dày đơn (ĐV DDĐ) cần đến 15,8 kg. Hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR) để sản xuất thịt của ĐVNL là 2,8 kg thức ăn trong khi ĐV DDĐ là 3,2. Hệ số chuyển hoá protein thực vật ăn được thành 1 kg protein động vật ở ĐVNL là 0,6 kg; hệ số này ở ĐV DDĐ là 2,0. Từ đó, có thể thấy ĐVNL là nhân tố quan trọng số 1 để cung cấp protein động vật cho con người.

     

    Tuy nhiên, việc phát triển chăn nuôi động vật nhai lại ở nước ta có nhiều nét đặc thù, đó là không có đồng cỏ – một điều kiện tiên quyết để cung cấp thức ăn cho bò như nhiều nước khác, đổi lại, chúng ta lại có nhiều thuận lợi, đó là các triền đê tương đối rộng lớn. Theo tác giả Trần Đăng Hồng (2018) tổng chiều dài hệ thống đê sông trong vùng đồng bằng sông Hồng là xấp xỉ 3.000 km, gồm 2,417 km đê thuộc Bắc Bộ và 420 km ở vùng Thanh Hóa – Nghệ An.  Nếu ước tính bề ngang của 2 triền đê trung bình là 100 m thì tổng diện tích triền đê ở Bắc Bộ đã lên tới gần 300 km2, đó là chưa tính các vùng bãi sông rất rộng lớn có thể trồng cỏ và cây thức ăn chăn nuôi.

     

    Một ưu điểm nổi trội của ngành chăn nuôi ĐVNL là khả năng sử dụng phụ phẩm nông nghiệp: rơm, ra, thân ngô, thân lạc… làm thức ăn nghĩa là biến phụ phẩm  rất có sẵn của ngành trồng trọt thành thực phẩm động vật có giá trị cao (là thịt bò và sữa), giàu dinh dưỡng, giàu protein. Chính vì thế, ngành chăn nuôi bò thịt và bò sữa được Chính phủ xác định là một trong những định hướng ưu tiên phát triển quốc gia (Quyết định số 1520/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045, Quyết định số Quyết định 984/QĐ-BNN-CN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững…). (còn tiếp)

     

    TS. Bùi Hữu Đoàn, Hoàng Anh Tuấn

    Học viện Nông nghiệp Việt Nam

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.