[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 16/9/2023, tại Hotel HANVET, Đồ Sơn (Hải Phòng), Công ty Dược HANVET tổ chức thành công hội thảo với chủ đề: “Một số bệnh trên lợn và vacxin HANVET mới sản xuất”. Đây là sự kiện hướng tới kỷ niệm 35 năm ngày thành lập HANVET (1/10/1988-1/10/2023).
Các đại biểu tham dự hội thảo
Tham dự hội thảo có các đại biểu là đại diện Cục Thú y, Viện Thú y, Viện Chăn nuôi – TS. Phạm Công Thiếu, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; Hội Thú y Việt Nam – GS, TS Đậu Ngọc Hào (Chủ tịch Hội); Hội Chăn nuôi Việt Nam – TS Nguyễn Xuân Dương (Chủ tịch); Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm; Chi cục Chăn nuôi Thú y các tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Phú Thọ…. Các doanh nghiệp, công ty chăn nuôi: C.P Việt Nam, Dabaco, Tây Nam, New Hope, Mitraco, Đại An Tín, Ngọc Linh, Thành Đô, Thịnh Vượng…
Bà Phạm Thị Thủy, Phó Tổng giám đốc HANVET
Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Phạm Thị Thủy, Phó TGĐ HANVET khẳng định, đây là dịp để các nhà khoa học đánh giá, ghi nhận những nỗ lực nghiên cứu phát triển (R&D) của HANVET; và cũng là cơ hội để các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn, trang trại chăn nuôi lợn tiếp cận và hiểu nhiều hơn về các vắc xin do HANVET nghiên cứu, sản xuất, đáp ứng nhu cầu phòng trị bệnh cho đàn lợn trong tình hình hiện nay.
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, ngành chăn nuôi lợn hiện nay đối mặt với nhiều vấn đề như: giá thành chăn nuôi cao, sự cạnh tranh của thịt nhập khẩu, các thách thức về môi trường, nhưng dịch bệnh vẫn là rủi ro lớn nhất của ngành. Không chỉ đối mặt với dịch tả châu Phi, hiện nay chăn nuôi lợn cũng đối mặt với nhiều bệnh nguy hiểm khác như bệnh liên cầu khuẩn, PED, giả dại, suyễn, tai xanh, dịch tả…
Tại hội thảo, HANVET tập trung giới thiệu 04 vacxin cho lợn mới do Công ty sản xuất: Vacxin phòng bệnh liên cầu khuẩn lợn; Vacxin giả dại lợn; Vacxin PED lợn và Vacxin suyễn lợn. Tất cả các vacxin này đã được nghiên cứu nhiều năm, sản xuất, kiểm nghiệm tại HANVET, được Cục thú y, Trung tâm kiểm nghiệm thuốc Thú y TW I, kiểm nghiệm, thử nghiệm đạt tiêu chuẩn và cấp phép, số đăng ký lưu hành.
Các vacxin được sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO và được nhiều doanh nghiệp, người chăn nuôi sử dụng, cho kết quả rất tốt.
ThS. Nguyễn Hữu Mẫn, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu với 2 trình bày: (i) Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn và vacxin phòng bệnh và (ii) Bệnh giả dại ở lợn và vacxin phòng bệnh
Bệnh Liên cầu khuẩn lợn do Streptococcus suis là bệnh khá phổ biến, rất quan trọng vì là bệnh lây từ động vật sang người khi ăn các sản phẩn tươi sống, tiết canh từ lợn bệnh hay giết mổ, tiếp xúc lợn bệnh. Bệnh nặng, sốc, nhiễm khuẩn máu, suy đa tạng, viêm màng não, xuất huyết tràn lan, viêm cơ tim, phổi, khớp, tử vong cao. S. suis serotype-2 là chủng gây bệnh chết người.
Bệnh giả dại (Aujeszky’s, Pseudorabies) là bệnh truyền nhiễm do virut, gây tổn thất nặng nề cho ngành chăn nuôi lợn chỉ sau bệnh dịch tả lợn cổ điển, song ở nước ta bệnh này chưa được quan tâm đúng mức.
ThS. Nguyễn Thanh Ba, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu trình bày chủ đề “Bệnh PED ở lợn và vacxin phòng bệnh”
Bệnh PED (Porcine Epidemic Diarrhoea) do virut PED, lây lan mạnh và tỷ lệ lợn con sơ sinh chết cao (100% dưới 1 tuần tuổi). Nếu dùng vacxin cho nái chửa sẽ ngăn ngừa, hạn chế dịch bệnh ở đàn lợn con theo mẹ.
ThS. Đặng Thành Tâm, Phó phòng nghiên cứu Vi khuẩn với bài trình bày: Bệnh Suyễn lợn do M. hyopneumoniae và vacxin phòng bệnh do HANVET sản xuất…
Bệnh suyễn do Mycoplasma hyopneumoniae chủ yếu ở bệnh sau cai sữa và lợn đàn, có tỷ lệ chết thấp, nhưng thiệt hại về kinh tế rất lớn do lợn nhiễm còi cọc, chậm lớn, dễ bội nhiễm nhiều vi khuẩn cơ hội đường hô hấp gây thiệt hại lớn, bệnh khó chữa, chi phí thuốc thú y nhiều, hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) cao dẫn đến giảm năng suất chăn nuôi, thiệt hại kinh tế.
Vì vậy, giải pháp được các chuyên gia của HANVET đưa ra đó là thực hiện đồng bộ chăn nuôi an toàn sinh học, sử dụng đầy đủ các loại vacxin và cần thiết thì dùng kháng sinh.
Ông Hồ Văn Hưng, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Mitraco Hà Tĩnh chia sẻ
Theo ông Hưng, cuối năm 2022, khi mà giá các sản phẩm chăn nuôi xuống thấp, trước yêu cầu cắt giảm các chi phí chăn nuôi, Mitraco đã cân nhắc và sử dụng vacxin PED của HANVET cho quy mô đàn 5000 nái. Vacxin PED của HANVET ổn định, an toàn, hiệu quả tương đương với vacxin ngoại, trong khi giá bán chỉ bằng ½. Đặc biệt, dùng vacxin PED của HANVET thì không có hiện tượng lợn mệt mỏi, giảm ăn như các vacxin cùng loại khác. Thời gian tới, Mitraco sẽ tiếp tục trải nghiệm các sản phẩm vacxin khác của HANVET như vacxin suyễn, của HANVET cho hệ thống trại của mình.
Ông Nguyễn Văn Thành, TGĐ Công ty Chăn nuôi Thành Đô, Nghệ An
Ông Nguyễn Văn Thành cho biết, hồi đầu năm 2023, chúng tôi xét nghiệm cho đàn lợn thì thấy có vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn. Chúng tôi mạnh dạn sử dụng gần 30.000 liều vacxin liên cầu lợn của HANVET, nhận thấy hiệu quả tốt và ổn định.
Ông Nguyễn Văn Thành, Gia Lâm, Hà Nội
Còn ông Nguyễn Văn Thành, chia sẻ: “Tôi đã chăn nuôi 31 năm, trước dùng vacxin suyễn của hãng khác chất lượng có tốt, nhưng chi phí quá cao. Khi biết HANVET sản xuất thành công vacxin suyễn, tôi đã dùng cho đàn lợn của gia đình nhận thấy rất an toàn, hiệu quả tốt, ổn định và giá cả hợp lý”.
TS Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam
Theo TS Nguyễn Xuân Dương, HANVET đầu tư nhân lực, vật lực, nghiên cứu và sản xuất được nhiều loại thuốc thú y, vacxin, probiotics là điều rất cần thiết để giúp ngành chăn nuôi trong nước phát triển bền vững. Nếu không tự chủ được các sản phẩm đầu vào của chăn nuôi, chúng ta sẽ không trụ vững được ngay chính trên sân nhà. Đó không chỉ là tình cảm của người Việt với người Việt mà là sự thật như HANVET đã đạt được như ngày nay.
TS Nguyễn Hữu Vũ – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty HANVET, GS.TS Đậu Ngọc Hào – Chủ tịch Hội Thú y Việt Nam, ThS Trần Văn Khánh – Phó TGĐ, Giám đốc Nhà máy vacxin và sinh phẩm giải đáp thắc mắc của đại biểu
Phát biểu kết luận hội thảo, TS Nguyễn Hữu Vũ thẳng thắn cho rằng, HANVET còn phải cố gắng nhiều, đầu tư nhiều hơn nữa để từng bước tiếp cận được những thành tựu, tiến bộ của công nghệ tiên tiến, không ngừng nghiên cứu để có những sản phẩm chất lượng tốt ngang bằng và thay thế các sản phẩm nhập ngoại. HANVET khiêm tốn cứ từng bước cố gắng vươn lên chắc chắn để đạt được mục đích của mình. HANVET có niềm tin, biết tập hợp, đoàn kết, kiên cường để cùng tiến bộ và làm nên kỳ tích.
TGĐ Nguyễn Hữu Vũ đã thẳng thắn và đề nghị các cơ quan quản lý, các khách hàng, người chăn nuôi nếu sản phẩm nào của HANVET có lỗi thì cứ phản ánh, giải trình hay yêu cầu hỗ trợ, để từ đó Công ty có những giải pháp cải tiến vacxin sao cho hoàn thiện nhất.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo
HÀ NGÂN
- hanvet li>
- vacxin Hanvet li>
- Công ty Dược HANVET li>
- Vacxin giả dại lợn li>
- Vacxin PED lợn li>
- Vacxin suyễn lợn li>
- Vacxin phòng bệnh liên cầu khuẩn lợn li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất