Hàng năm, khi thời tiết chuyển sang mùa mưa là thời điểm thích hợp cho nhiều người thực hiện công việc chăn thả, vỗ béo đàn gia súc. Thời điểm này, trên các cánh đồng hay vùng đất trống, cỏ non bắt đầu mọc lên xanh tốt và tạo ra nguồn thức ăn phong phú cho đàn gia súc.
Người dân chăn thả bò trong các khu rừng tràm ở xã Thanh Sơn, huyện Định Quán
Tận dụng nguồn thức ăn phong phú ngoài tự nhiên
Hơn một tháng nay, những cơn mưa đầu mùa “tưới mát” đã giúp cho các khu rừng tràm ở xã Thanh Sơn (huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) mọc nhiều cây, cỏ non tươi tốt. Vì vậy, ông Tư Tạo (người dân địa phương) quyết định thuê thêm người cùng phụ gia đình lùa đàn bò đi chăn thả để tìm thức ăn tươi ngoài tự nhiên cho đàn bò. Công việc này được ông duy trì từ nhiều năm nay, giúp đàn gia súc phát triển khỏe mạnh, chất lượng tốt và được thương lái mua với giá cao.
Ông Tư Tạo cho biết, ông quê ở miền Tây, cùng gia đình đến vùng đất Thanh Sơn lập nghiệp đã hơn 40 năm. Từ 2 bàn tay trắng, ông chí thú làm ăn và không ngừng nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Đến nay, ông đã sở hữu hàng chục hécta đất; trong đó, ông đầu tư nhiều loại cây trồng, từ cây ngắn ngày (bắp, mì, đậu…) cho đến cây dài ngày (tràm, xoài, tiêu…).
Ngoài trồng trọt, ông Tư Tạo còn đầu tư chăn nuôi gia súc. Ông đã tận dụng vùng đất rộng lớn và có nhiều cây, cỏ vào việc đầu tư chăn nuôi bò. Từ vài con ban đầu, số lượng đàn bò hiện đã tăng lên trên 100 con lớn, nhỏ. Các khoản thu nhập trên đã giúp cuộc sống gia đình ông ngày càng khấm khá.
“Công việc chăn thả bò rất cực khổ, bò đi đến đâu thì người chăn dắt phải đi đến đó và theo dõi thường xuyên, không để đàn bò đi tràn ra đường giao thông. Nếu công việc chăn thả lơ là thì có thể đàn bò sẽ tự tìm ăn phá hoa màu của hộ dân hoặc di chuyển trên đường, gây mất trật tự an toàn giao thông…” – ông Tư Tạo bộc bạch.
Mùa mưa năm nay, ông Thổ Xương (ngụ khu phố Ruộng Lớn, phường Bảo Vinh, thành phố Long Khánh) quyết định rủ thêm một số người bạn trong làng cùng đi chăn bò nhằm hỗ trợ nhau quản lý đàn gia súc cho đảm bảo. Nơi nhóm của ông Thổ Xương thường chọn chăn thả bò là các khu đất trống hoặc những cánh đồng đã thu hoạch nông sản và có nhiều thức ăn tươi cho đàn bò ăn no.
Ông Thổ Xương cho biết, người dân ở làng dân tộc Chơro phường Bảo Vinh gắn bó với nghề nuôi bò theo kiểu “bán hoang dã” đã hơn 40 năm và công việc lùa bò đi chăn thả có thể diễn ra quanh năm. Tuy nhiên, mùa khô thường khan hiếm thức ăn tươi nên người dân ít chăn thả mà chủ yếu nuôi nhốt trong chuồng trại, cho ăn các loại thức ăn tự làm (cỏ trồng, các loại phụ thẩm nông nghiệp như: rơm khô, bắp, mít, khoai…). Còn mùa mưa, lượng thức ăn tươi có ngoài tự nhiên rất nhiều nên bà con tăng cường chăn thả nhằm vỗ béo đàn gia súc.
“Mùa mưa, nguồn thức ăn nhiều nên đàn bò thường dừng lại một khu vực để ăn cỏ, lá cây đến khi nào hết thì mới di chuyển đến nơi khác. Tuy nhiên, công việc chăn thả rất cực, vì phải dầm mưa lạnh lẽo suốt cả ngày ngoài đồng cùng đàn gia súc” – ông Thổ Xương chia sẻ.
Xuất thân trong gia đình nghèo khó, ông Thổ Xương không mặc cảm mà luôn tìm cách để vươn lên trong cuộc sống. Thấy ông siêng năng, làm giỏi nên chính quyền địa phương giới thiệu cho ông vay nguồn vốn chính sách ưu đãi để mua bò giống về nuôi. Nhờ chăm sóc kỹ lưỡng, con bò giống phát triển khỏe mạnh và sinh sản nhiều, giúp số lượng đàn bò của ông ngày càng nhiều hơn.
“Sau mỗi mùa vỗ béo, tôi quyết định bán bớt vài con bò (chỉ duy trì khoảng 10 con lớn, nhỏ) để có tiền trang trải cuộc sống gia đình. Ngoài ra, tôi còn nhận chăn thả, chăm sóc bò thuê cho một số người trong làng. Nhờ đó, gia đình tôi đã thoát nghèo từ nhiều năm nay và hiện có cuộc sống ổn định” – ông Thổ Xương tâm sự.
Dần thay đổi cho phù hợp với thực tiễn
Vào mùa mưa, nguồn thức ăn ở ngoài tự nhiên rất dồi dào. Cho nên, vợ chồng ông Nguyễn Văn Toàn (xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu) quyết định tăng đàn gia súc bằng việc tìm mua những con gia súc còn nhỏ hay gầy ốm rồi đưa về chăn dắt, vỗ béo. Cách làm này vừa giảm chi phí đầu tư thức ăn, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Toàn cho biết, gia đình ông làm nghề chăn nuôi bò theo kiểu “du mục” đã gần 10 năm nay. Mỗi năm cứ tầm khoảng tháng 4, tháng 5 dương lịch (khi thời tiết có dấu hiệu chuyển sang mùa mưa), ông bắt đầu đi khắp nơi tìm mua những còn bò nhỏ tầm 1-2 năm tuổi hay bò gầy ốm (với số lượng từ 20-30 con lớn, nhỏ) đưa về nuôi thúc, vỗ béo.
Từ đó, hàng ngày, sau khi chu toàn việc nhà cửa xong, vợ chồng ông Toàn bắt đầu lùa đàn bò ra các vùng đất trống nằm ven Khu công nghiệp Thạnh Phú hay các cánh đồng lân cận để chăn thả. Khi đã đến khu vực có nguồn thức ăn nhiều, ông Toàn mới yên tâm bàn giao công việc chăn dắt cho vợ rồi tranh thủ đi cắt cỏ nhằm bổ sung nguồn thức ăn tươi cho đàn gia súc. Vợ chồng ông thay phiên nhau chăn thả bò cho đến chiều tối rồi mới lùa đàn bò trở về nhà nghỉ ngơi, kết thúc một ngày rong ruổi trên đồng cùng đàn gia súc của mình…
Gia đình ông Toàn chăn dắt, nuôi vỗ béo đàn bò cho đến hết mùa mưa (khoảng 6 tháng) rồi sau đó xuất bán bớt, chỉ giữ nuôi vài con bò giống tốt để chờ mùa mưa năm sau lại tiếp tục đầu tư tăng đàn. Cách “bỏ công làm lời” này đã giúp gia đình anh tiết kiệm chi phí đầu tư thức ăn, vừa cho lợi nhuận kinh tế cao.
“Mùa khô, thức ăn có sẵn trong tự nhiên khan hiếm, đàn gia súc di chuyển nhiều khiến việc chăn thả gặp nhiều vất vả mà hiệu quả không cao. Do đó, chúng tôi chỉ chăn thả đàn bò từ đây cho đến hết mùa mưa, sau đó chuyển sang phương án nuôi nhốt vào mùa khô. Chờ cho mùa mưa năm sau đến, công việc chăn thả lại tiếp tục. Nghề chăn nuôi gia súc theo hình thức “du mục” tuy nhọc nhằn nhưng đã giúp cho gia đình có công ăn việc làm, thu nhập đảm bảo và có điều kiện lo cho con ăn học” – anh Toàn tâm sự.
Ông Nguyễn Phúc Linh (người dân sống lâu năm ở xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc) cho biết, nghề chăn nuôi bò theo hình thức “bán hoang dã” đã có từ nhiều năm trên địa bàn huyện Xuân Lộc. Trước đây, đất trống nhiều, tạo nên nguồn thức ăn tươi ở ngoài tự nhiên rất phong phú. Nghề chăn thả bò nhờ đó diễn ra khá thuận lợi.
Tuy nhiên, những năm gần đây, đất trống ngày càng thu hẹp, thay vào đó là các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hay các công trình dự án… Từ đó, thức ăn cho gia súc ở ngoài tự nhiên trở nên thu hẹp, khan hiếm, đặc biệt là vào mùa khô. Do vậy, nghề chăn nuôi gia súc bằng hình thức thả rông không còn phổ biến như trước đây, mà chủ yếu diễn ra vào mùa mưa. Thời gian còn lại, người dân nuôi nhốt chuồng trại và vỗ béo đàn gia súc bằng thực phẩm công nghiệp, phụ phẩm nông nghiệp.
Hiện nay, một số người dân đã mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào nuôi vỗ béo đàn gia súc bằng nuôi nhốt chuồng trại 100%, chứ không còn chăn thả theo hình thức “bán hoang dã” nữa…
Nhân Nhân
Nguồn: Cổng TTĐT tỉnh Đồng Nai
- đàn gia súc li>
- tái đàn gia súc gia cầm li> ul>
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Roadshow giới thiệu triển lãm Petfair Vietnam 2025
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2024 tăng 34,8%
- Vừa chống nhập lậu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
Tin mới nhất
T5,19/12/2024
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Tăng cường giám sát dịch bệnh động vật, mở rộng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2024 tăng 34,8%
- Vừa chống nhập lậu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất