[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết dỡ bỏ những rào cản đối với xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga ra thị trường thế giới.
- Nhập khẩu bột thịt xương từ EU tăng mạnh
- Ngành thức ăn chăn nuôi và các ‘biến số’ từ thị trường thế giới
- Xuất khẩu thịt lợn của Brazil tháng 10/2022 đạt 98.600 tấn
Phát biểu với báo giới tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra ở Bali(Indonesia), Ngoại trưởng Lavrov cho biết Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Guterres nói rằng đã nhận được cam kết của Mỹ và EU thực thi một phần trong thỏa thuận có liên quan tới xuất khẩu của Nga, theo đó các doanh nghiệp xuất khẩu ngũ cốc Nga sẽ không bị trừng phạt. Theo Ngoại trưởng Nga, nếu Mỹ và EU thực hiện cam kết này thì mọi rào cản đối với xuất khẩu ngũ cốc và phân bón Nga sẽ được dỡ bỏ.
Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen do LHQ làm trung gian là thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ucraina qua Biển Đen, được ký kết ngày 22/7/2022, tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, và có hiệu lực trong vòng 120 ngày, theo đó sẽ hết hạn vào ngày 19/11/2022.
Chánh Văn phòng Tổng thống Ucraina, Andriy Yermak cho biết nước này muốn cung cấp ngũ cốc cho thêm ít nhất 5 triệu người đang đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng vào cuối mùa Xuân tới, theo đề xuất của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tại Hội nghị thượng đỉnh G20.
Nga không muốn gián đoạn chuỗi an ninh lương thực toàn cầu:
Tuyên bố của quan chức Nga được đưa ra trong bối cảnh ngày 19/11/2022 sẽ đánh dấu thời điểm hết hạn đối với thỏa thuận hiện tại về việc cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ucraina từ Biển Đen.
Trong cuộc phỏng vấn được báo Izvestia của Nga đăng tải ngày 15/11/2022, Thứ trưởng Tài chính nước này Sergei Vershinin khẳng định Moskva không muốn xảy ra xáo trộn đối với những nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.
Thứ trưởng Vershinin khẳng định nếu phương Tây thực hiện đúng những tuyên bố về miễn trừng phạt đối với hoạt động xuất khẩu lương thực của Nga, thì “mọi việc vẫn sẽ tiếp tục như bình thường” liên quan đến Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, do Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian và cho rằng khoảng thời gian hiệu lực 120 ngày của thỏa thuận này là phù hợp.
Liên quan vấn đề lương thực, Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc phụ trách các vấn đề nhân đạo kiêm Điều phối viên cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths bày tỏ lạc quan về triển vọng tiếp tục duy trì Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen sau khi gặp gỡ các phái đoàn Nga và Ucraina tại thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng tuyên bố nước này và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục phối hợp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ucraina.
Tại cuộc gặp giữa Tổng thống Macron và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Bali (Indonesia), hai nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh “quyết tâm tiếp tục hợp tác thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ucraina vì lợi ích đối với an ninh lương thực thế giới”.
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công thương)
- ngũ cốc li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất