Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4% - Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, sản lượng  thức ăn chăn nuôi (TACN) công nghiệp năm 2024 ước đạt 21,5 triệu tấn (tăng 3,4% so với năm 2023), trong đó TACN cho lợn chiếm 55,3% (11,9 triệu tấn), TACN cho gia cầm chiếm 40,9% (8,8 triệu tấn), còn lại 3,7% là thức ăn cho vật nuôi khác.

     

    Năm 2023, sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp ước đạt 20 triệu tấn

     

    Năm 2024, lĩnh vực thức ăn chăn nuôi có nhiều thuận lợi khi chăn nuôi phát triển ổn đinh, quy mô thị trường lớn; không chỉ phục vụ trong nước mà còn tham gia xuất khẩu, thủ tục nhập khẩu khá thuận lợi, thông thoáng, ngoài chính sách miễn giảm tối đa thuế nhập khẩu nguyên liệu TACN còn có tác động của nhiều chính sách, chương trình đề án, dự án hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất TACN tiếp cận nhiều nguồn nguyên liệu trong nước,… tạo động lực công nghiệp hóa ngành TACN.

    Bên cạnh những thuận lợi, thì hoạt động sản xuất TACN vẫn phụ thuộc lớn và nguyên liệu nhập khẩu (trên 65% nguyên liệu thô, trên 90% thức ăn bổ sung); ảnh hưởng khi có biến động Tỷ giá USD, ảnh hưởng của xung đột địa chính trị ở một số khu vực, chi phí logistic vẫn ở mức cao (tăng 15-20% so với trước đợt dịch Covid-19 và chưa có dấu hiệu giảm); chi phí marketing, phân phối sản phẩm TACN trong bối cảnh liên kết theo chuỗi trong sản xuất chăn nuôi yếu, bị gián đoạn, thiếu bền vững; TACN được phân phối qua trung gian làm tăng thêm chi phí khi đến tay người chăn nuôi…

     

    Giá nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi giảm mạnh

     

    Tính bình quân năm 2024, giá hầu hết nguyên liệu TACN có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: Ngô giảm nhiều nhất (giảm 15,7%), Khô dầu đậu tương giảm 10,6%, Cám gạo chiết ly giảm 7,9%, DDGS giảm 18,2%, Lysin HCL giảm 11,5%, giá TACN thành phẩm TĂ HH lợn thịt (vỗ béo từ 60 kg trở lên) giảm 6,9%, TĂHH gà thịt (lông màu) giảm 5,0%, TĂ HH gà thịt (lông trắng) giảm 5,3%. Giá chi tiết một số sản phẩm chính như sau:

     

    STT

                        Nguyên liệu/TACN

    Năm 2024

    Tăng/giảm so với năm 2023

    1

    Ngô hạt

    6.785

    -15,7

    2

    Khô dầu đậu tương

    12.969

    -10,6

    3

    Cám gạo chiết ly

    5.701

    -7,9

    4

    DDGS

    7.519

    -18,2

    5

    TĂHH lợn thịt giai đoạn vỗ béo đến xuất chuồng

    12.230

    -6,9

    6

    TĂHH gà lông màu giai đoạn trước khi xuất chuồng

    12.064

    -5,0

    7

    TĂHH gà lông trắng giai đoạn trước khi xuất chuồng

    12.730

    -5,3

     

    Nguồn: Cục Chăn nuôi tổng hợp báo cáo của doanh nghiệp sản xuất, kình doanh TACN

     

    Nhận định trong thời gian tới do nguồn cung nguyên liệu ổn định và giá giảm nên giá TACN thành phẩm trong nước sẽ tiếp tục theo xu hướng giảm từ nay tới nửa đầu năm 2025. Tuy nhiên, biến động thị trường thế giới cũng như hoạt động trong nước vẫn chưa đủ mạnh để trở lại mức giá thời điểm trước dịch Covid-19.

     

    Về nhập khẩu, ước tính năm 2024, nước ta nhập khẩu gần 22,4 triệu tấn nguyên liệu TACN, giá trị tương đương 7,7 tỷ USD. Một số nguyên liệu nhập khẩu chính: ngô hạt 10 triệu tấn (tương đương 2,4 tỷ USD), khô dầu các loại 5,5 triệu tấn (tương đương 2,3 tỷ USD), lúa mì + lúa mạch 2,36 triệu tấn (tương đương 569 triệu USD), DDGS 1,27 triệu tấn (tương đương 333 triệu USD), cám các loại 591,6 nghìn tấn (tương đương 138,7 triệu USD), tấm + gạo 304 nghìn tấn (tương đương 138,7 triệu USD), đậu tương hạt 488 nghìn tấn (tương đương 255 triệu USD), thức ăn bổ sung 284,7 nghìn tấn (tương đương 403 triệu USD)

    Năm 2024, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi giảm mạnh

     

    Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

     

    Cục Chăn nuôi đã thành lập 03 Đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra tại 09 đơn vị (03 đơn vị nhập khẩu và 05 đơn vị sản xuất, kinh doanh TACN và 01 tổ chức chứng nhận sự phù hợp lĩnh vực TACN) tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bắc Giang, Hưng Yên và Đồng Nai. Qua công tác thanh tra không phát hiện đơn vị nào có hành vi vi phạm hành chính.

     

    Cục Chăn nuôi tiến hành kiểm tra tại 50 đơn vị, trong đó 04 tổ chức chứng nhận sự phù hợp, phòng thử nghiệm TACN, 02 đơn vị sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, 44 đơn vị sản xuất, kinh doanh TACN. Qua công tác kiểm tra phát hiện 05 đơn vị có hành vi vi phạm, đoàn công tác đã lập biên bản vi phạm hành chính và Cục Chăn nuôi đã ban hành 05 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các đơn vị này với số tiền phạt là 57 triệu đồng.

     

    Bên cạnh đó, đã tăng cường thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Cục trong công tác kiểm tra chất lượng TACN nhập khẩu và phát hiện một số đơn vị có hành vi nhập khẩu TACN có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố; có chỉ tiêu an toàn không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Qua đó, Cục đã lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành 10 quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm của các đơn vị này, số tiền phạt là 543 triệu đồng. Tổng số tiền xử phạt 600 triệu đồng đã được nộp vào ngân sách nhà nước.

     

    Công tác kiểm tra giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi, nhất là thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước, thức ăn chăn nuôi nhập khẩu thuộc diện hậu kiểm và miễn giảm kiểm tra chưa được các cấp địa phương và Trung ương quan tâm đúng mức. Việc kiểm tra giám sát hoạt động của các đơn vị được chỉ định cũng 22 chưa được triển khai thường xuyên.

     

    Cục Chăn nuôi cũng tăng cường thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng: thực hiện rà soát các thông tin về sản xuất thức ăn chăn nuôi, kê khai sản lượng sản xuất thức ăn chăn nuôi trên website Cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp, đôn đốc các cơ sở sản xuất thực hiện kê khai đúng và đủ, đảm bảo số liệu được chính xác và khách quan.

     

    Cục cũng triển khai tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng TACN nhập khẩu, thủ tục cấp phép về nhập khẩu tinh, giống của các công ty hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi; đăng ký công nhận tiến bộ kỹ thuật lĩnh vực chăn nuôi…  Kết quả hoạt động của Bộ phận “Một cửa”: Tính đến hết ngày 31/12/2024, tổng số hồ sơ tiếp nhận là 40.330 hồ sơ, đã giải quyết: 39.682 hồ sơ, chiếm 98,4%. Số lượng hồ sơ chủ yếu thuộc lĩnh vực TACN.

     

    Tâm An tổng hợp

    Cục Chăn nuôi lí giải tình trạng chậm trả đối với một số thủ tục hành chính

     

    Theo Cục Chăn nuôi, việc giải quyết hồ sơ vẫn còn tình trạng chậm trả đối với một số thủ tục hành chính, nguyên nhân chính như sau:

     

    Số lượng hồ sơ lĩnh vực TACN gửi tới Cục Chăn nuôi rất lớn, đặc biệt là thủ tục hành chính “Đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng TACN nhập khẩu”, trong khi đó thời gian giải quyết ngắn (03 ngày làm việc) trong khi phần mềm chưa được cập nhật về cách tính thời gian giải quyết hồ sơ (thứ Bảy, Chủ Nhật vẫn được tính là ngày làm việc). Ngoài ra, chức năng tiếp nhận hồ sơ miễn giảm kiểm tra nhà nước về chất lượng TACN nhập khẩu chưa được khắc phục, dẫn đến số lượng hồ sơ phải tiếp nhận và giải quyết còn lớn.

     

     02 phần mềm dịch vụ công trực tuyến đối với 02 nhóm thủ tục “Công bố thông tin sản phẩm TABS sản xuất trong nước” và “Công bố thông tin sản phẩm TABS sản xuất nhập khẩu” đã được đưa vào sử dụng từ năm 2017 và 2019. Hiện nay, một số tính năng của phần mềm đã lỗi thời, chưa được cập nhật theo quy định hiện hành dẫn đến mất thời gian trong tiếp nhận và xử lý hồ sơ cũng khó khăn trong tra cứu, xử lý cơ sở dữ liệu.

     

    Biên chế công chức cho Cục Chăn nuôi hiện còn thiếu nhiều (35/45), do đó cũng hạn chế về số người ở bộ phận tiếp nhận, xử lý, trả kết quả, phần nào ảnh hưởng đến tiến độ trả lời hồ sơ thủ tục hành chính theo quy định.. Khối lượng công việc nhiều trong khi số lượng công chức hạn chế, phải thực hiện nhiều công việc cùng một lúc nên công chức bị quá tải trong thực hiện nhiệm vụ được giao, chất lượng một số văn bản tham mưu chưa thực sự đồng đều; đôi khi chưa chủ động đề xuất, sát sao với công việc được giao. Bên cạnh đó, trong thời gian qua có sự chuyển đổi, luân chuyển một số vị trí công tác, do đó cũng phần nào ảnh hưởng đến tính ổn định và tiến độ công việc.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.