Đến thời điểm này, người dân các tỉnh có dịch vẫn chưa hết bàng hoàng vì “cơn lốc” dịch tả lợn châu Phi đi qua. Tuy nhiên, vẫn có những nơi, người dân đang đùa với chính sức khỏe của mình và cộng đồng.
Lợn chết nghi do dịch tả lợn Châu Phi được vứt la liệt trên bãi rác
Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại Nam Định gần 3 tháng nhưng đã lan rộng ở hầu hết các địa bàn trong tỉnh.
Trước tình hình đó, lãnh đạo tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương tăng cường nhân lực, vật tư, trang thiết bị để làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh. Tỉnh đã thành lập Đội ứng phó nhanh trong phòng, chống dịch bệnh nhằm làm tốt các nhiệm vụ tiêu hủy lợn tại ổ dịch, tiêu độc khử trùng, kiểm soát dịch bệnh.
Trong số các biện pháp ngăn chặn tình trạng dịch bệnh lây lan, công tác tiêu hủy được các cấp chính quyền địa phương đặc biệt coi trọng.
Quy trình tiêu hủy lợn đã được lực lượng chức năng hướng dẫn cụ thể
Mặc dù “cấp trên” nỗ lực là vậy, song ở một số nơi, do chính quyền cơ sở thiếu trách nhiệm nên công tác tiêu hủy lợn mắc dịch chưa được thực hiện đúng theo quy trình đảm bảo an toàn vệ sinh. Điều này khiến người dân hết sức lo lắng, không những thế còn là cơ hội cho vi rút tấn công các khu vực chưa bị nhiễm bệnh.
Không quần áo bảo hộ, không có cán bộ thú y giám sát, không rắc vôi bột khử trùng, xác động vật không được cho vào bao khi di chuyển tới hố chôn, hố chôn xác động vật không có biển cảnh báo là toàn bộ quy trình tiêu hủy lợn của người dân thôn Đồng Lư, xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực (Nam Định).
Thực tế PV đã được chứng kiến quá trình tiêu hủy lợn nghi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi ngày 28/4 ở thôn này.
Cụ thể, qua kiểm tra đàn lợn của ông Đinh Viết Lưu ở xóm Tiền 2 thì phát hiện 2 con lợn đã chết trên tổng đàn lợn hiện có là 9 con. Toàn bộ đàn lợn của gia đình ông Lưu được đoàn công tác thu gom và cho đi tiêu hủy.
Đội làm công tác kiểm tra đàn lợn tại hộ gia đình ông Lưu có khoảng 10 người, gồm nhiều thành phần. Ngoài những người có chuyên môn về thú y, vận chuyển, đội còn có sự tham gia của cán bộ thôn, đội làm nhiệm vụ giám sát. Số lượng, trọng lượng lợn tiêu hủy được lập biên bản làm căn cứ xác định mức hỗ trợ của Nhà nước sau này. Việc tiêu hủy lợn được thực hiện theo phương pháp chích điện cho lợn chết hẳn rồi mang chôn lấp.
Điều đáng nói là trước và sau khi tiêu hủy, tại chuồng trại của hộ chăn nuôi và địa điểm chôn lấp đều không được rắc vôi bột, phun hóa chất tiêu độc, khử trùng… như quy trình đã hướng dẫn.
Chuồng lợn nhà ông Lưu mặc dù có lợn chết nghi mắc dịch tả lợn Châu Phi nhưng không được thực hiện rắc vôi bột
Đáng chú ý là quá trình tiêu hủy chưa diễn ra xong thì đại diện chính quyền địa phương đã “biến mất”. Việc còn lại là của những người lái máy xúc.
Bất ngờ hơn, do không có ai giám sát nên những thợ lái máy xúc muốn làm gì thì làm với đám lợn vứt chỏng chơ. Vì thế, thay vì đào hố, rắc vôi bột xuống đáy hố, thì họ chỉ dùng máy xúc để cào đống rác sâu chưa đầy 2m và vùi xác lợn xuống đó một cách vô cùng cẩu thả.
Theo các chuyên gia phân tích, dịch tả lợn châu Phi là loại bệnh không có thuốc đặc trị, do đó, việc tiêu hủy phải được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, triệt để nhằm ngăn chặn mầm bệnh lây lan.
Những con lợn đang chuẩn bị được chôn lấp ở bãi rác bởi bàn tay của người thợ lái máy xúc
Cùng ngày 28/4 hộ gia đình ông Đinh Viết Kiểm báo đàn lợn 5 con có biểu hiện chán ăn, ốm và có 1 con đã chết tại chuồng. Mặc dù báo chính quyền từ lúc 15h30 về tình hình trên, nhưng cho đến 10h30 ngày hôm sau (29/4) cán bộ xã mới vào làm công tác tiêu hủy.
Đáng buồn hơn, mặc dù đã có dấu hiệu ổ dịch tại nhà của 2 hộ dân, nhưng đến nay, trên địa bàn chưa có bất cứ trạm, chốt kiểm dịch nào và chưa có bất cứ động thái “dập dịch” của chính quyền xã.
MỘC ĐẠI – HOÀI AN – PHAN MẠNH
Nguồn: Tuổi trẻ Thủ đô
Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, lây lan nhanh trên loài lợn, tỷ lệ chết lên đến 100%. Bệnh không lây nhiễm và gây bệnh ở người song song các chuyên gia thú y cảnh báo khi lợn bị tả, sức đề kháng kém đi nên rất dễ mắc thêm những loại bệnh lây nhiễm nguy hiểm khác như bệnh tai xanh, cúm, thương hàn, liên cầu lợn, lở mồm long móng… Đây mới là những vi khuẩn khiến con người có nguy cơ bị nhiễm độc tiêu hóa, nhiễm trùng máu, viêm não, viêm màng não, suy đa tạng.
- tiêu hủy heo chết li>
- lợn nam định li>
- bệnh Dịch tả lợn Châu Phi li>
- tiêu hủy lợn bệnh li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất