[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sau 5 năm tập trung cải tạo, nâng cao chất lượng giống. Chăn nuôi bò thịt, bò sữa tại Hà Nội đã có những bước phát triển nổi bật, mang đặc trưng riêng của thành phố.
Bò BBB là giống bò lai có năng suất cao
Từ chương trình Sind hóa đàn bò…
Từ năm 2001 – 2010, chương trình Sind hoá đàn bò được đánh giá là thành công nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu về giống trong xu thế hội nhập. Từ năm 2011, thực hiện sự chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội, Trung tâm Phát triển chăn nuôi và Công ty giống gia súc Hà Nội đã triển khai đồng bộ nhiều các chính sách nhằm đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng giống bò thịt, bò sữa.
Cụ thể, triển khai chương trình thụ tinh nhân tạo bò (TTNT) miễn phí (tinh bò, vật tư và công TTNT) trên toàn địa bàn thành phố. Toàn bộ lượng tinh bò sử dụng trong công tác lai tạo giống đều là những giống bò có năng suất, chất lượng cao như Brahman, Droughmaster, Angus, BBB (đối với bò hướng thịt) và HF, tinh phân ly giới tính (đối với bò hướng sữa). Trong đó, có đến 50% lượng tinh được nhập ngoại từ các nước tiên tiến trên thế giới. Triển khai cấp phát tinh và vật tư TTNT bò định kỳ hai lần/tháng đến 16 điểm trên toàn thành phố theo nhu cầu lai tạo giống bò tại từng địa phương.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới dẫn tinh viên thụ tinh nhân tạo bò tại các huyện, thị xã bằng việc tổ chức các lớp đào tạo mới, đào tạo nâng cao tay kỹ thuật TTNT bò. Tổ chức Hội thi dẫn tinh viên giỏi thành phố Hà Nội vào các năm 2007, 2010, 2014 nhằm nâng cao tay nghề và khuyến khích, động viên lực lượng thực hiện công tác lai tạo giống bò. Đến nay, trên địa bàn thành phố đã có trên 90 dẫn tinh viên tay nghề cao, nhiệt tình công tác chuyên làm công tác TTNT bò và điều trị các bệnh sinh sản ở bò.
Mỗi năm, tổ chức lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi bò thịt, bò sữa, những ưu điểm của phương pháp thụ tinh nhân tạo cho hàng trăm người nông dân tham gia. Thông qua các lớp tập huấn, các học viên cũng đã áp dụng tốt những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt, bò sữa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bò. Đồng thời, tin tưởng và lựa chọn lai tạo giống bò bằng phương pháp TTNT thay vì phương pháp lai tạo tự nhiên trước kia. Bên cạnh đó, đã tổ chức giám định, bình tuyển tại các vùng chăn nuôi trọng điểm đàn để chọn lựa đàn bò cái sinh sản đẹp, đủ tiêu chuẩn để làm nền để lai tạo các giống bò chuyên thịt, chuyên sữa.
Với những giải pháp tích cực đó, cùng sự đồng thuận của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và hàng chục nghìn người dân chăn nuôi, công tác lai tạo giống bò tại Hà Nội đã có những thành tích đáng ghi nhận.
Hiệu quả rõ rệt
Đến nay, tổng đàn bò thịt toàn thành phố có 128.829 con. Tỷ lệ các giống bò thịt năng suất, chất lượng cao chiếm trên 30% tổng đàn (tăng 20% so với năm 2011). Tỷ lệ bò cái được lai tạo giống bằng phương pháp TTNT đạt 61,4% đối với đàn bò cái sinh sản hướng thịt (tăng 31,4% so với năm 2011). Từ năm 2011 đến nay, đã có khoảng 132.000 con bê lai hướng thịt các giống Brahman, Droughmaster, Angus, BBB được sinh ra từ phương pháp TTNT. Chất lượng bê sinh ra từ TTNT được người chăn nuôi đánh giá cao về ngoại hình đẹp, sinh trưởng, phát triển tốt, thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi tại miền bắc nước ta. Trong đó, bê lai BBB được đánh giá có khả năng sinh trưởng và phát triển nổi trội so với các giống bò còn lại. Khối lượng bê sơ sinh từ 25 – 30 kg, lúc 3 tháng tuổi từ 90 -130 kg, 6 tháng tuổi có khối lượng từ 170 – 210 kg, 12 tháng tuổi từ 240 – 280 kg, tăng trọng từ 0,9 – 1,5 kg/con/ngày. Tỷ lệ thịt xẻ trên 50%. Chất lượng thịt bò mềm, thơm, ngon được người tiêu dùng ưa chuộng. Giá giống (lúc 4 tháng tuổi) có giá bán từ 12 – 18 triệu đồng/con, cao hơn bê nhảy trực tiếp từ 2 – 3 triệu đồng/con cùng lứa tuổi. Bê lai sinh ra từ tinh nhập ngoại có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, khối lượng lúc 4 tháng tuổi cao hơn so với bò sinh ra từ tinh trong nước từ 10 – 15 kg.
Đối với chăn nuôi bò sữa, trong 5 năm qua đã có 39.460 bê lai hướng sữa được sinh ra từ phương pháp TTNT. Bê sinh trưởng, phát triển tốt, ít bệnh tật, có ngoại hình đẹp, mang đặc trưng phẩm chất giống bò sữa, được người chăn nuôi đánh giá cao. Khối lượng bê sữa sơ sinh đạt 27- 38 kg/con. Sản lượng sữa bò tăng từ 4.200 kg/con/chu kỳ (năm 2011) lên 4.800 kg/con/chu kỳ (năm 2015).
Đàn bò sữa sinh ra từ tinh nhập ngoại cho năng suất được cải thiện đáng kể, sản lượng sữa cao hơn so với bò sữa sinh ra từ tinh trong nước từ 450 – 600 kg/con/chu kỳ. Đặc biệt, đã triển khai cấp 2.300 liều tinh bò sữa phân ly giới tính để phối giống cho đàn bò sữa tại các xã chăn nuôi trọng điểm, bước đầu cho kết quả rất khả quan, tỷ lệ đậu thai đạt 49%, tỷ lệ bê cái đạt 89,9%, khối lượng sơ sinh từ 35 – 50 kg, bò mẹ không phải mổ đẻ. Một số bò cái sinh ra từ tinh phân ly giới tính đã cho khai thác sữa, sản lượng sữa trung bình đạt 6.000 kg/con/chu kỳ.
Nhờ nâng cao chất lượng giống, hiệu quả chăn nuôi bò của người dân Thủ đô tăng lên rõ rệt. Ước tính, thu nhập tăng thêm của người chăn nuôi từ bán con giống, bán bò thịt, bò sữa từ 290 – 386 tỷ đồng/năm. Hà Nội đã trở thành điểm đến để tham quan, học tập kinh nghiệm và mua bò giống của người chăn nuôi trong cả nước.
Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được công tác lai tạo cải tiến giống bò tại Hà Nội còn gặp những khó khăn bất cập. Chăn nuôi bò sữa, bò thịt vẫn chủ yếu là phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa có các trang trại chăn nuôi quy mô lớn (từ 100 con trở lên). Số lượng doanh nghiệp đầu tư trang trại quy mô lớn công nghệ cao để mang tính cạnh tranh thúc đẩy chăn nuôi phát triển còn hạn chế. Chưa xây dựng được chuỗi liên kết từ chăn nuôi giết mổ đến tiêu thụ, sơ chế, chế biến để đảm bảo an toàn thực phẩm. Một số vùng xa trung tâm công tác thụ tinh nhân tạo bò còn gặp nhiều khó khăn, đạt tỷ lệ chưa cao.
Để ngành chăn nuôi bò tại Hà Nội tiếp tục phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Với nhiều cơ hội và thách thức, trong thời gian tới, thành phố Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng giống bò với định hướng xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất giống bò thịt, tập trung gây dựng đàn bò cái nền lai Sind chất lượng tốt, sau đó đưa vào lai tạo các giống bò siêu thịt chất lượng cao.
Đến năm 2020, năng tỷ lệ đàn bò cái sinh sản được TTNT lên 70%, tỷ lệ bò cao sản chiếm 45%. Đối với bò sữa, tăng cường chất lượng giống bò sữa bằng phối tinh nhập ngoại, tinh phân ly giới tính để tăng năng suất và chất lượng sữa với mục tiêu tăng năng suất sữa lên 5.500 kg/con/chu kỳ. Từ đó, từng bước đưa sản xuất con giống là sản phẩm chủ lực của ngành chăn nuôi để vừa cung cấp giống cho thành phố và các tỉnh khác.
Th.S Nguyễn Thị Phương Thúy
Phòng Phát triển chăn nuôi Gia súc lớn
Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- chăn nuôi bò li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T3,24/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất