[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngành Chăn nuôi Việt Nam từng bước chuyển mình mạnh mẽ. Song, chăn nuôi nông hộ (quy mô nhỏ, lẻ) đang đối mặt những nguy cơ đang hiện hữu như: sức cạnh tranh kém, hiệu quả kinh tế thấp, thậm chí là bị thua lỗ, “xóa sổ”… Vì vậy, nâng cao sức cạnh tranh cho chăn nuôi nông hộ là con đường duy nhất để tồn tại.
Chăn nuôi nhỏ lẻ đang ở thời khắc rất khó khăn!
Ông Trần Đức Tiến, Chi hội trưởng Chi hội Chăn nuôi xã Phù Lưu, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) hiện đang nuôi 50 con lợn nái và 80 lợn thịt giãi bày: Mấy ngày nay giá lợn lên cao, bà con phấn khởi nhưng không mấy người còn lợn để bán, vì đã kiệt sức, hết vốn đầu tư, treo chuồng trước đó. Năm 2017, người nuôi lợn ở Ứng Hòa vô cùng khó khăn: thời tiết khốc liệt, hết nắng nóng đến ngập úng khiến dịch bệnh xảy ra nhiều; giá bán thấp hơn giá thành, thua lỗ kéo dài.
Đối với bản thân ông, với tinh thần của một người lính, phải kiên định lắm, cộng với việc gia đình có chút điều kiện đất đai, tài chính mới có thể trụ đến bây giờ. Thời gian tới, ông rất mong các cơ quan chức năng hỗ trợ, động viên bà con chăn nuôi bằng cả tinh thần, chính sách và vật chất cụ thể để tồn tại và sản xuất hiệu quả.
Nông hộ chuyên nghiệp mới có thể trụ vững với cạnh tranh khốc liệt và hội nhập như hiện nay
Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, năm 2017 đã có sự chuyển dịch đáng kể trong chăn nuôi. Thống kê cả nước có hơn 36.000 trang trại thì có gần 21.000 trại chăn nuôi (63%), với tốc độ tăng trưởng từ 23 – 26%. Số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cũng giảm đáng kể. Sự chuyển biến đáng kể này đến từ thay đổi nhận thức trong chăn nuôi. Từ doanh nghiệp đến nông hộ đều ý thức rõ chỉ khi chăn nuôi gắn với thị trường, chăn nuôi phải liên kết chuỗi, chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mới cạnh tranh được với thị trường quốc tế. Chăn nuôi năm 2018 vẫn còn nhiều thách thức vô cùng lớn đang đặt ra, trước hết là giá thành sản xuất. Các năm qua, giá thành chăn nuôi của Việt Nam luôn cao hơn các nước ngay trong khu vực. Đơn cử như giai đoạn từ 2015 – 2017, giá lợn cao hơn 25 – 35%, giá gia cầm cao hơn 15%, giá trứng hơn 12 – 17%. Đặc biệt là đối với khu vực chăn nuôi nhỏ lẻ.
Cạnh tranh và nâng cao hiệu quả bằng cách nào?
Chị Trần Thị Thư (xã Quang Trung, Kinh Môn, Hải Dương), hộ chăn nuôi thường xuyên 30 lợn nái và 40 lợn thịt; có kinh nghiệm 20 năm chăn nuôi khẳng định: Con lợn của ta thời gian qua cũng giống như con gà trắng trước đó. Chắc chắn nuôi lợn nhỏ lẻ, tận dụng, kém hiệu quả không còn, thay vào đó là chăn nuôi chuyên nghiệp, quy mô lớn.
Cùng quan điểm trên, ông Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam khẳng định, ngành chăn nuôi nước ta đang chịu sức ép rất lớn trong quá trình Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế với hàng loạt FTA’s đã, đang và sắp được ký kết. Để tăng khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững, ngành chăn nuôi phải tổ chức lại theo hướng công nghiệp hóa chăn nuôi trang trại, chuyên nghiệp hóa chăn nuôi nông hộ và xã hội hóa đầu tư phát triển. Ngành chăn nuôi cũng cần chủ động tham gia hội nhập và ứng phó với biến đổi khí hậu.
“Thời gian vừa qua, khi giá lợn hơi xuống thấp, gia đình tôi vô cùng khó khăn. Tiền bạc trong nhà cứ thế “đội nón ra đi”, nhưng chăn nuôi là nghề nuôi sống gia đình tôi, cho các con tôi học hành đàng hoàng, xây dựng cửa nhà trong những năm qua, tôi không đành bỏ. Trong khó khăn, tôi phải tìm mọi cách để có thể duy trì hoạt động bằng việc nâng cao năng suất, tiết giảm chi phí. Tôi bỏ những lợn nái kém năng suất, quản lý sát sao hơn, làm vắc xin tốt hơn để lợn con không bị hao hụt. Vì thế, tôi đã nuôi được 11 lợn con/nái/lứa; lợn thịt giá thành chỉ khoảng 30.000 – 32.000 đồng/kg. Tôi nghĩ giá thành lợn hơi của ta còn rất cao so với mặt bằng thế giới, nên cố gắng nâng cao năng suất hơn nữa, giảm giá thành thì mới cạnh tranh được. Tôi cũng mong cơ quan chức năng có thống kê, dự báo thị trường sát sao, cảnh báo người chăn nuôi khi phát triển nóng để giữ cho ngành chăn nuôi ổn định”, chị Thư chia sẻ những kinh nghiệm vượt qua khó khăn.
Nhiều chuyên gia cho rằng, muốn chuyên nghiệp hóa chăn nuôi nông hộ, bản thân họ phải tư duy của sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường; chuyển dần sang chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP; nâng quy mô và tham gia vào các chuỗi liên kết như các HTX chăn nuôi, các chuỗi liên kết do doanh nghiệp làm chủ đạo hoặc chăn nuôi gia công. Các hộ chăn nuôi cần quan tâm tới xử lý môi trường và đảm bảo quyền động vật. Có thể chuyển sang chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi sinh học với các giống đặc sản sẵn có tại địa phương và tham gia vào phân khúc thị trường ít bị cạnh tranh.
Trong quá trình hội nhập, nếu hộ chăn nuôi nào khó chuyên nghiệp hóa như không thể mở rộng quy mô, khó chuyển sang chăn nuôi trang trại, không có khả năng tham gia các chuỗi liên kết hoặc không giảm thiểu ô nhiễm môi trường thì nên sớm chuyển sang ngành nghề khác để tránh tiếp tục thua lỗ và gây ô nghiễm môi trường.
Còn ông Đào Quang Vinh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Vinh Anh đưa ra ý kiến: Làm theo chuỗi giúp ổn định kế hoạch sản xuất, truy xuất nguồn gốc, dễ dàng quy trách nhiệm nếu có vấn đề gì xảy ra trong quá trình từ chăn nuôi, giết mổ, chế biến, phân phối. Tạo niềm tin được cho người tiêu dùng. Một lần đi Hà Lan, ông nhận ra tại đây, người nông dân của họ, khi thả heo vào chuồng là biết bán cho ai và số lượng chăn nuôi trong cả năm là bao nhiêu. Việc chăn nuôi heo có hợp đồng theo số lượng, phía bao tiêu sản phẩm dự báo được thị trường tăng giảm sẽ giảm, bớt được rủi do cho người chăn nuôi. Để chăn nuôi phát triển, cần thay đổi tư duy của người nuôi, đó là tăng năng suất, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo lòng tin cho người tiêu dùng trong nước. Nếu các nước khác không mở cửa thị trường, chúng ta cứ phục vụ tốt cho hơn 90 triệu dân Việt Nam. Chăn nuôi nên theo chuỗi, lãi 300.000 – 400.000 đồng/con nhưng ổn định, còn hơn lãi 1 triệu đồng nhưng bấp bênh như hai năm vừa qua.
Tâm An
- chăn nuôi nông hộ li>
- chuyên nghiệp hóa li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất