Tình trạng gà thải loại và nội tạng gia súc được nhập về làm thức ăn tại thị trường nội địa đang gây bức xúc cho nhiều người.
Gà không đầu bán trong hệ thống siêu thị Big C. ẢNH: CHÍ NHÂN
Gà nội điêu đứng vì gà thải
Nhiều nông dân ở các tỉnh Đông Nam bộ cho biết những tháng gần đây đầu ra khó khăn, giá gà giảm mạnh. Nguyên nhân là tổng đàn gà tăng và gà đông lạnh giá rẻ nhập về nhiều.
Để ngành chăn nuôi phát triển, cần cho phép nhập khẩu các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm có chất lượng, theo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của thế giới. Điều này sẽ giúp người tiêu dùng nội địa có thêm lựa chọn và tăng tính cạnh tranh nhằm giúp chăn nuôi trong nước phát triển.
PGS-TS Nguyễn Văn Ngãi
Theo Bộ Công thương, từ ngày 1 – 20.7, giá gà bị điều chỉnh theo xu hướng giảm trên toàn quốc. Giá gà miền Bắc giảm giảm 5.000 – 7.000 đồng/kg so với cuối tháng 6.2018, hiện còn 43.000 đồng/kg; ở miền Nam giá gà lông màu chỉ còn 29.000 đồng/kg, giảm 3.000 đồng/kg so với cuối tháng 6.2018 và thấp hơn 2.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2017.
Trong khi đó, cũng theo Bộ Công thương, trong 6 tháng đầu năm nay, lượng gà nhập khẩu lên đến gần 89.000 tấn, trị giá hơn 84 triệu USD. Lượng nhập dồi dào và được bán tràn lan. Đáng nói, sản phẩm gà dai đông lạnh nhập khẩu từ Hàn Quốc – “gà không đầu” không bao bì, nhãn mác gần đây được bán tại siêu thị Big C với giá 49.500 đồng/kg (giá khuyến mãi 39.900 đồng/kg); giá tại các chợ 40.000 – 60.000 đồng/con. Mức giá thực tế không rẻ như nhiều người nghĩ, bởi giá gà nhập khẩu bình quân trong tháng 6 chỉ có 882 USD/tấn (0,882 USD/kg), tương đương 19.000 đồng/kg. Còn giá gà thải loại theo nhiều người trong ngành, chỉ khoảng 0,3 – 0,4 USD/kg (chưa đến 10.000 đồng/kg) khi về tới VN. Bán với giá 49.000 đồng/kg, các nhà kinh doanh lời lớn.
Khảo sát tại TP.HCM, giá gà thịt thả vườn được giết mổ, đóng gói, có nhãn hiệu bán tại các siêu thị chỉ dao động trong khoảng 51.000 – 60.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, VN cũng nhập một lượng phụ phẩm gia súc (heo, bò, trâu) sau giết mổ sống nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm nay là 22.831 tấn, trị giá hơn 23 triệu USD, trung bình hơn 1.000 USD/tấn. Như vậy, mỗi tháng người Việt tiêu thụ hết gần 4.000 tấn phụ phẩm gia súc.
Cấm vì sức khỏe người tiêu dùng
Gà thải loại là gà nuôi để lấy trứng nên không còn giá trị dinh dưỡng và tồn dư nhiều hóa chất, kháng sinh nên không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Ông Văn Đức Mười, nguyên Chủ tịch Công ty VISSAN, nói thẳng: “Thuật ngữ chuyên môn ở các nước phát triển gọi các phụ phẩm như đầu, cổ, cánh, chân, đùi là “black meat” hoặc “dog meat”. Những sản phẩm này và gà đẻ trứng thải loại không ai ăn không phải vì tên gọi của nó mà vì nó không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng hoặc rất hạn chế, thường được chế biến làm thức ăn chăn nuôi”.
GS Bùi Chí Bửu bổ sung, các sản phẩm nội tạng gia súc sau quá trình giết mổ thường được xử lý làm biogas. Sau này do thói quen tiêu dùng của một số nước châu Á, các loại phế phẩm này trở thành phụ phẩm. Nhưng vì không sử dụng làm thức ăn nên sau quá trình giết mổ các sản phẩm này thường không được vệ sinh, xử lý sạch sẽ. Vì là nội tạng nên chứa nhiều chất thải và là nguồn lây lan dịch bệnh rất lớn. Giả sử được xử lý nghiêm túc đáp ứng tiêu chuẩn làm thức ăn cho người thì các sản phẩm này cũng chứa hàm lượng cholesterol rất cao, là nguyên nhân gây nhiều loại bệnh nguy hiểm. Nhập các sản phẩm này giá rất rẻ, đồng nghĩa với việc khuyến khích người dân tiêu thụ.Hậu quả lâu dài là bệnh tật.
Phân tích sâu về vấn đề này, PGS-TS Nguyễn Văn Ngãi, Trưởng khoa Kinh tế Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, nói: Các loại phụ, phế phẩm này người ta không ăn nên bán theo kiểu “được chăng hay chớ” không kiểm định. Về tới VN cũng kiểm tra giám sát không xuể, nên mới có chuyện các cơ quan chức năng thường xuyên phát hiện ngâm, tẩy bằng hóa chất thậm chí các loại hóa chất công nghiệp, chất bảo quản… Ngoài những trường hợp bị cơ quan chức năng phát hiện, không ai biết được có bao nhiêu vụ trót lọt đó là nguy cơ phát sinh dịch bệnh đối với ngành chăn nuôi. “Vậy tại sao chúng ta không mạnh dạn chặn nó ngay từ đầu vô? Cần sớm thông qua luật cấm nhập tất cả các sản phẩm thải loại, phế phụ phẩm gia súc, gia cầm”, PGS Ngãi kiến nghị.
Chí Nhân
Nguồn: Thanh Niên
- nhập khẩu thịt gà li>
- gà không đầu siêu rẻ li>
- sản phẩm chăn nuôi thải loại li> ul>
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
Tin mới nhất
T5,14/11/2024
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất