Hàng chục ngàn gia cầm đã bị tiêu hủy, trong khi người dân vùng dịch lo ngại nguy cơ lây nhiễm bệnh gia cầm sang người.
Dịch cúm gia cầm H5N6 đang bùng phát mạnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Hàng chục ngàn gia cầm đã bị tiêu hủy khi dịch cúm xuất hiện trong nửa tháng qua. Nhiều người dân trong vùng dịch ở Quảng Ngãi lo sợ nguy cơ lây nhiễm bệnh từ gia cầm sang người.
Đến thời điểm hiện tại, các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ngãi xác nhận trên địa bàn tỉnh đã xảy 2 ổ dịch cúm gia cầm H5N6 tại thành phố Quảng Ngãi và huyện Đức Phổ. Ngoài đàn vịt hơn 400 con dương tính cúm A H5N6 ở thôn Mỹ Trang, xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ bị tiêu hủy vào ngày 8/2, mới đây tại 2 gia trại chăn nuôi gia cầm thuộc thôn Tự Do, xã Tịnh Ấn Đông, thành phố Quảng Ngãi, lực lượng y tế, thú y phối hợp với các gia đình tiêu hủy gần 10.000 con gà bị nhiễm cúm A H5N6. Hiện toàn bộ những hộ chăn nuôi gia cầm trong vùng dịch đã được cấp phát thuốc khử trùng với cách hướng dẫn sử dụng cụ thể.
Chị Nguyễn Thị Minh Nương ở thôn Độc Lập, xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi vừa phải thiêu hủy gần 8.000 con gia cầm nhiễm H5N6 cho biết, để bảo vệ sức khỏe những người trong gia đình và đàn gia cầm còn lại, chị đã sử dụng hóa chất Cloramin B vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống, thân thể theo sự hướng dẫn của cán bộ y tế.
“Ăn uống thì không ăn con vật bị bệnh. Con bị bệnh thì đào chôn, thức ăn thì mua về nấu chín, rửa tay sạch sẽ chứ không đụng vào con vật của mình hết”, chị Hương nói.
Bên cạnh việc cấp phát thuốc khử trùng khẩn cấp, ngành chức năng của Quảng Ngãi cũng đã tổ chức phun xử lý toàn bộ khu vực chăn nuôi có vi rút cúm gia cầm và mở rộng ra nhiều khu dân cư lân cận. Qua đó, khoanh vùng, ngăn chặn dịch bệnh lây lan và lây sang người. Trước tình hình vi rút cúm A H5N6 đã xuất hiện trong tỉnh và dịch cúm H7N9 đang có nguy cơ lây lan vào Việt Nam bất cứ lúc nào, ông Nguyễn Tấn Đức, Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi cho biết đã lưu ý tất cả y tế cơ sở phải thường xuyên bám sát địa bàn, tăng cường trách nhiệm trong phòng chống dịch, nhất là thời điểm mùa mưa ẩm kéo dài từ sau Tết đến nay: “Chỉ đạo toàn bộ hệ thống y tế của tỉnh phòng chống dịch bệnh từ gia cầm lây sang người.
Cụ thể, khi phát hiện dịch cúm gia cầm thì tiến hành tiêu hủy đúng quy trình. Cán bộ y tế phải xuống vùng dịch xuống người dân tuyên truyền các biện pháp phòng tránh từ gia cầm sang cho người. Tăng cường giám sát dịch bệnh nếu phát hiện bệnh lây từ gia cầm sang người thì phải khoanh vùng điều trị, phải chuẩn bị đầy đủ thuốc, vật tư y tế điều trị”.
Tại tỉnh An Giang, sau khi phát hiện ổ dịch cúm A/H5N1 trên đàn vịt trời nuôi bán thịt tại huyện Phú Tân, tỉnh An Giang đã ban hành các biện pháp khẩn cấp phòng chống dịch cúm và các chủng virus lây sang người. Trong đó, địa phương đã khẩn cấp xuất ngay trên 2 triệu liều vaccine cúm từ nguồn dự phòng để tiêm miễn phí khẩn cấp cho đàn gia cầm tại xã giáp ranh biên giới với Campuchia.
Ông Ôn Hòa Thịnh, Phó chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi và Thú y tỉnh An Giang cho biết: “Chúng tôi khẩn trương dự trù nguồn vắc xin để tiến hành công tác tiêm phòng gấp khu vực có nguy cơ cao, đặc biệt là khu vực tiếp giáp biên giới Campuchia. Qua đó, khẩn trương phòng chống bệnh trên đàn gia cầm của tỉnh”.
Sau vụ việc đàn vịt trời hơn 800 con ở huyện Phú Tân có hơn 200 con chết bất thường, kết quả mẫu bệnh phẩm dương tính với cúm gia cầm type H5N1, ngành chức năng đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ số vịt trời còn lại; đồng thời thực hiện tiêu độc toàn bộ cơ sở nuôi. Đến nay, chưa phát hiện thêm ổ dịch cúm mới nào. Hiện tại trên địa bàn tỉnh An Giang có 4 cơ sở đang nuôi vịt trời và le le, trung bình mỗi cơ sở từ 600 – 2.000 con.
Trước những diễn biến bất lợi trong công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, UBND tỉnh An Giang đã ra văn bản hướng dẫn các biện pháp khẩn cấp phòng chống cúm gia cầm và các chủng virus lây sang người. Trong đó, nghiêm cấm tất cả các hình thức vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới Campuchia và ngược lại.
UBND tỉnh An Giang cũng thưởng 500.000 đồng cho mỗi tin báo chính xác về việc gia cầm chết hàng loạt, nghi cúm hoặc gia cầm, vịt đàn không tiêm phòng trên địa bàn tỉnh./.
Tanh Tùng – CTV Nguyệt Ánh
(Theo Báo VOV)
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất