[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bệnh cầu trùng gà (Emiriois) là căn bệnh phổ bến trong ngành chăn nuôi gia cầm. Đây là bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm gây ra trên gà bởi nhóm động vật nguyên sinh Protozoa thuộc họ Eimeria, gây nên dễ nhiễm bệnh, nhiễm trùng, dẫn đến chậm phát triển và tử vong.
Hiện nay, chúng ta dễ dàng nhận thấy đã xuất hiện nguy cơ kháng các loại thuốc cầu trùng gốc ionophore và hóa chất cầu trùng. Không những thế, giá vắc-xin ngày càng tăng cao. Từ đó, một giải pháp tự nhiên, an toàn cho người và vật nuôi đang được chú trọng lên hàng đầu.
Để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi hiện tại về hạn chế kháng sinh và hướng đến các giải pháp hoàn toàn tự nhiên, Nor-Feed đã nghiên cứu và phát triển một loại phụ gia có công thức dựa trên chiết xuất thực vật được chuẩn hóa saponin có tên gọi Norponin® XO2. Sản phẩm Norponin® XO2 giúp hỗ trợ và thay thế hữu hiệu cho hóa chất cầu trùng tổng hợp nhờ vào lượng saponin được chuẩn hóa và công dụng cộng hưởng của các loại saponin được thử nghiệm và nghiên cứu kỹ lưỡng.
Tác dụng cộng hưởng của thảo mộc giàu saponin trong sản phẩm Norponin® XO2 (Trigonella foenum-graecum và Yucca schidigera) trong cuộc chiến chống bệnh cầu trùng:
Saponin là chất chuyển hóa thứ cấp có trong một số thực vật nhất định, bao gồm một phần ưa nước (glycoside) và một phần kỵ nước (sapogenine).
Tính lưỡng cực này là tác nhân quan trọng đối với hoạt động chống lại khuẩn cầu trùng. Saponin liên kết với sterol có trên màng của khuẩn cầu trùng.
Tương tác giữa các phần glycosid của saponin gây ra sự mất ổn định của màng tế bào cầu trùng. Các liên kết này tạo ra các lỗ hổng trong màng tế bào cầu trùng cho phép dòng nước chảy vào, gây ra một khoảng cách thẩm thấu và phá vỡ tế bào.
Nor-Feed đã phát triển một thử nghiệm trong ống nghiệm dựa trên mô hình tán huyết (đang chờ cấp bằng sáng chế châu Âu), được sử dụng như một công cụ để lựa chọn nguyên liệu thô và công thức, làm bật sức mạnh tổng hợp của chiết xuất thực vật được sử dụng trong Norponin® XO2 trị bệnh cầu trùng. Trong thử nghiệm này, khả năng tán huyết của Norponin® XO2 đã được đo và cho ra kết quả (đặt tên là giá trị đo được) và đem đi so sánh với giá trị khả năng tán huyết lý thuyết của các loại thực vật riêng lẽ giàu saponin có trong Norponin® XO2 (đặt tên là giá trị lý thuyết).
Kết quả cho thấy để tạo ra cùng một mức độ tán huyết, cần một lượng Norponin® XO2 (giá trị đo được) nhỏ hơn so với giá trị lý thuyết dự kiến, dựa trên giá trị của từng loại cây riêng lẽ làm nên Norponin® XO2 (giá trị lý thuyết). Ví dụ, lượng Norponin® XO2 cần thiết để gây tán huyết 50% (giá trị DH50) thấp hơn (giá trị đo được, 1250 g/ml) so với giá trị lý thuyết (2000 g/ml). Điều này cho thấy tác dụng cộng hưởng của thực vật có trong Norponin® XO2 đối với việc kiểm soát bệnh cầu trùng.
Sử dụng Norponin® XO2 thay thế cho thuốc cầu trùng gốc ionophore và các chất tổng hợp trong phòng chống bệnh cầu trùng ở gà thịt:
Thuốc cầu trùng tổng hợp và thuốc ionophores đã được sử dụng rộng rãi trên gia cầm trong nhiều năm để kiểm soát bệnh cầu trùng, với kết quả là xuất hiện nguy cơ kháng Eimeria cao. Ngoài ra, việc tiếp tục sử dụng các thuốc hóa học có thể dẫn đến sự hiện diện của dư lượng hóa chất trong thịt. Hiểm họa này là một trong những điểm chú ý chính của người tiêu dùng châu Âu. Do đó, các giải pháp tự nhiên đang là một giải pháp thay thế mới để kiểm soát bệnh cầu trùng, đảm bảo hiệu suất vật nuôi.
Trước tình hình trên, để xác nhận hiệu quả của chiết xuất tự nhiên, Nor-Feed đã thực hiện nhiều thử nghiệm, trong đó có 7 thử nghiệm gây nhiễm bệnh cho gà. Bài viết này trình bày một thử nghiệm trong điều kiện gây nhiễm bệnh cho gà và thử nghiệm phân tích trong các điều kiện thương mại.
1. Thử nghiệm trong điều kiện gây bệnh cho gà
Thử nghiệm được tiến hành với Đại học tư nhân Antenor Orrego trên 75 gà thịt (con trống, giống Cobb 500) được chia thành 3 nhóm, trong 15 lồng khác nhau (5 con gà mỗi lồng, 5 lồng mỗi nhóm).
- Nhóm đối chứng âm: khẩu phần ăn tiêu chuẩn
- Nhóm đối chứng dương: khẩu phần tiêu chuẩn + thuốc cầu trùng tổng hợp (Clopidol 25% ở mức 50 g / T trong thức ăn hoàn chỉnh trong khoảng từ 1 đến 22 ngày) và thuốc ionophore (salinomycin 12% ở 600 g / T trong thức ăn hoàn chỉnh trong khoảng từ 23 đến 42 ngày)
- Nhóm Norponin® XO2: khẩu phần tiêu chuẩn + Norponin® XO2 ở mức 250 g / T thức ăn hoàn chỉnh giữa ngày đầu tiên và cho đến khi giết mổ.
3 nhóm trên được cho ăn theo khẩu phần trên từ ngày 1 đến ngày 13.
Từ ngày 14, gà được gây nhiễm cầu trùng bằng Coccivac-D (Merck) với liều gấp 15 lần liều tiêm chủng. Vào các ngày 7, 9, 11 và 13 sau khi tiêm chủng (d.p.i), các noãn nang phân được đếm trên 5 con gà mỗi nhóm. Vào ngày 10 và 28, điểm số tổn thương do Eimeria gây ra đã được phân tích trên đường ruột, tá tràng (D), Không tràng (J), hồi tràng (I + R), manh tràng (C).
Số lượng noãn nang cầu trùng trong phân lớn hơn đáng kể (P <0,05) trong nhóm đối chứng âm so với các nhóm khác. Điều này phù hợp với điểm số tổn thương thấp hơn đáng kể đối với cả 2 nhóm Norponin® XO2 và nhóm đối chứng dương (P <0,05). Điều này đã chỉ ra rằng giải pháp cho nhóm Norponin® XO2 ít nhất có hiệu quả như một liệu trình chữa bệnh cầu trùng tổng hợp hoặc thuốc ionophore trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh cầu trùng.
2. Thử nghiệm trong điều kiện chăn nuôi tổng hợp
Thử nghiệm được tiến hành với gà giống Cobb từ khi sinh ra đến khi giết mổ tại một trang trại thương mại ở Thổ Nhĩ Kỳ. Gà được chia thành hai nhóm.
Nhóm đầu tiên, áp dụng liệu trình ionophore / coccidiostatic tổng hợp (625 g / T Nicarbazine + Narasin từ lúc mới sinh đến 21 ngày tuổi, 700g / T Narasin từ22 đến 38 ngày tuổi, sau đó là một khoảng thời gian ngưng thu từ39 ngày tuổi đến khi giết mổ, nhóm đối chứng tích cự).
Nhóm thứ hai, cho sử dụng 250 g Norponin® XO2 /T thức ăntừ khi sinh ra đến khi giết mổ. Đối với thử nghiệm này, thử nghiệm được lập lại 2 lần trong cùng một trang trại:
Lần 1: Thực hiện trên 110.000 con gà, trong đó 50.000 con trong nhóm Norponin® XO2 và 60.000 con trong nhóm đối chứng dương.
Lần 2: Thực hiện trên 109.760 con gà, trong đó 50.240 con trong nhóm Norponin® XO2 và 59.520 trong nhóm đối chứng dương.
Điểm số tổn thương của ruột (dựa trên số lượng tổng Eimeria maxima, acervulina và tenella) ở 27-30 ngày và 38-40 ngày được phân tích theo phương pháp Johnson Reid bằng cách thực hiện mổ khám 5 gà trong mỗi nhóm trên mỗi nhóm thời gian nghiên cứu. Hệ số hiệu suất vật nuôi theo chuẩn Châu Âu (EPEF) đã được tính toán cho từng nhóm.
Các phân tích đã chứng minh rằng việc sử dụng Norponin® XO2 từ khi sinh ra đến khi giết mổ ít nhất có hiệu quả như liệu trình sử dụng Nicarbazin + Narasin / Narasin đơn thuần trong việc cải thiện chỉ số thành tích chăn nuôi (EPEF). Từ khi gây nhiễm bệnh cho gà, mức độ tổn thương đường ruột liên quan đến sự hiện diện của bệnh cầu trùng cao hơn ở nhóm đối chứng dương so với nhóm Norponin® XO2. Do đó, sử dụng Norponin® XO2 từ khi sinh ra đến khi giết mổ ít nhất có hiệu quả như khi sử dụng Nicarbazin + Narasin / Narasin trong việc kiểm soát cầu trùng Eimeria và cải thiện thành tích chăn nuôi.
|
Nhóm đối chứng dương |
Nhóm Norponin® XO2 |
Điểm tổn thương ruột tìm thấy trên gà 27-30 ngày tuổi |
1.1 |
0.9 |
Điểm tổn thương ruột tìm thấy trên gà 38-40 ngày tuổi |
0.9 |
0.3 |
Sử dụng Norponin® XO2 như một giải pháp tự nhiên hiệu quả thay thế cho các loại thuốc ionophore và hóa thuốc học thông thường trong việc kiểm soát bệnh cầu trùng, cung cấp một giải pháp phù hợp cho yêu cầu của thị trường hiện nay.
Theo Nor-Feed (www.norfeed.net)
- norfeed li>
- bệnh cầu trùng hữu hiệu li>
- saponin li>
- chiết xuất thực vật được chuẩn hóa saponin li>
- nan li>
- chiết xuất thực vật li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất