[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sáng 27/11/2021, Trung tâm Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ Chăn nuôi – CAAT (Hội Chăn nuôi Việt Nam), Khoa Thủy sản (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) và Công ty Cổ phần Truyền thông và Dịch vụ Nông nghiệp Số đã phối hợp tổ chức thành công Hội thảo trực tuyến với chủ đề “Các bệnh mới nổi nguy hiểm ở cá nuôi và cách phòng trị”.
Hội thảo nhằm mục đích chia sẻ, cung cấp cho người nuôi cá những thông tin về các loại bệnh mới nổi nguy hiểm trên cá cũng như cách phòng trị bệnh từ những chuyên gia thủy sản đang công tác tại các đơn vị, doanh nghiệp.
Hội thảo “Các bệnh mới nổi nguy hiểm ở cá nuôi và cách phòng trị” có sự đồng hành của các nhà tài trợ: Viet Nhat Group – nhà tài trợ Vàng; và Công ty Thái Mỹ – nhà tài trợ Bạc.
Hội thảo thu hút hơn 200 khách mời là những nhà khoa học, nhà quản lý, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản/ doanh nghiệp thuốc thủy sản/ chế phẩm sinh học; các trang trại nuôi và những người quan tâm đến ngành thủy sản nói chung và nghề nuôi cá nói riêng.
Các đại biểu và diễn giả tham dự hội thảo trực tuyến trên nền tảng Zoom (Ảnh chụp màn hình)
Theo TS. Nguyễn Tất Thắng, Tổng Thư ký Hội Chăn nuôi Việt Nam kiêm Giám đốc Trung tâm CAAT, Miền Bắc nước ta có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản rất lớn với diện tích mặt nước gần 400.000 ha. Nghề nuôi cá ở miền Bắc đã và đang trên đà phát triển, góp phần giải quyết công ăn việc làm, phát triển kinh tế gia đình và địa phương, ổn định an sinh xã hội. Nhiều địa phương đã xây dựng được vùng nuôi chuyên canh với các đối tượng nuôi chủ yếu như: cá rô phi, cá chép, cá trắm cỏ, cá trắm đen, cá vược, cá lăng… với nhiều hình thức nuôi trong ao, lồng bè, bể.
Tuy nhiên, nghề nuôi cá nước ta được đánh giá là chưa xứng với tiềm năng, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: quy mô chăn nuôi manh mún, kỹ thuật chăn nuôi còn hạn chế, môi trường ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh ngày càng nhiều. Đặc biệt, ngày càng xuất hiện nhiều loại bệnh mới nguy hiểm, chưa có biện pháp phòng trị, gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi cá.
Tại buổi hội thảo, các chuyên gia đến từ Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã có những bài trình bày then chốt về các bệnh mới nổi nguy hiểm ở các đối tượng cá nước ngọt, điển hình là cá trắm đen và cá lăng.
PGS. TS Kim Văn Vạn, Trưởng Khoa Thủy sản Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã có bài chia sẻ với chủ đề “Bệnh ở cá trắm đen và biện pháp xử lý”. Theo PGS. TS Kim Văn Vạn, cá trắm đen công nghiệp là đối tượng nuôi khá phổ biến tại Việt Nam, với những nghiên cứu trong 10 năm qua, nhóm nghiên cứu của Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhận thấy khi nuôi công nghiệp, cá trắm đen thường mắc một số bệnh gây nguy hiểm, và điển hình nhất trong hai năm gần đây, trên đối tượng nuôi này đã xuất hiện loại bệnh mới nổi gây thiệt hại lớn cho người nuôi do Streptococcus gây ra, hay còn được gọi là bệnh viêm đỏ mắt.
“Cá trắm đen được coi là đối tượng nuôi thủy đặc sản có giá trị kinh tế đối với khu vực miền Bắc nói riêng (tập trung nhiều tại các tỉnh Hải Phòng, Nam Định) và hiện nay cũng đang được người tiêu dùng phía Nam đón nhận” PGS. TS Kim Văn Vạn nhận định.
Tiếp theo mạch trình bày, TS. Trương Đình Hoài, Phó Trưởng Khoa Thủy sản, Trưởng Bộ môn Môi trường và Bệnh Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam trong bài trình bày về một số bệnh mới nổi gây nguy hiểm ở đối tượng nuôi là cá lăng và cách phòng trị, cho biết: “Cá da trơn, hay cá lăng được coi là một trong những loài nuôi thế mạnh của ngành thủy sản nước ta. Cá lăng có giá trị dinh dưỡng cao, được người tiêu dùng ưa chuộng nên quy mô nuôi ngày càng được mở rộng, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi. Đối với cá lăng, có một số loại bệnh phổ biến như bệnh liên quan đến ký sinh trùng, bệnh liên quan đến khối cơ… đang gây nguy hiểm và thiệt hại cho người nuôi.”
TS. Trương Đình Hoài cho biết, trong những năm vừa qua, Khoa Thủy sản Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã phát triển quy trình chẩn đoán, các hoạt động liên quan đến tư vấn, quản lý môi trường và dịch bệnh thủy sản cho các đơn vị doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp liên quan đến ngành thủy sản tại các tỉnh khu vực miền Bắc.
Bên cạnh những báo cáo khoa học về các bệnh mới nổi gây nguy hiểm ở cá nuôi nước ngọt, hội thảo đã tạo cơ hội cho các chuyên gia, các nhà khoa học, doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản trao đổi, chia sẻ thông tin về công nghệ chế biến thức ăn thủy sản tiên tiến, mang lại hiệu quả cao cho người nuôi.
Nhà tài trợ Vàng của Hội thảo, Viet Nhat Group đã có những chia sẻ về dây chuyền sản xuất thức ăn thủy sản hiện đại, năng suất và chất lượng của mình. Viet Nhat Group, tiền thân là Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nhật, được thành lập vào năm 2014. Với quãng thời gian gần một thập kỷ phát triển, hiện tại Việt Nhật Group đang kinh doanh trong 5 lĩnh vực, với quy mô lên tới hơn 1.000 nhân sự. Hiện tại, Viet Nhat Group đang sở hữu 2 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với dây chuyền sản xuất đạt tổng công suất lên tới 400.000 tấn/ năm; 01 công ty sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực thuốc thú y; khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và một loạt bất động sản giá trị.
Tháng 10/2021 vừa qua, Viet Nhat Group đã tổ chức Lễ khánh thành nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản Việt Nhật. Đây là nhà máy thứ 2 của Viet Nhat Group, có tổng công suất 270.000 tấn/năm, trong đó 200.000 tấn thức ăn cho gia súc, gia cầm và 70.000 tấn thức ăn thủy sản; tổng vốn đầu tư trên 270 tỷ đồng. Đặc biệt, Việt Nhật đã cho ra mắt dòng thức ăn cao cấp dành cho thủy sản, thứ ăn cho tôm, hải sản mang thương hiệu APEX FISH.
Một số sản phẩm thức ăn thủy sản cao cấp của Viet Nhat Group
“Trong năm 2021, Viet Nhat Group đã ký hợp tác toàn diện với Tập đoàn Nutriera – Tập đoàn có kinh nghiệm hàng đầu trong công nghệ thủy sản tại Trung Quốc. Hai bên sẽ cùng phối hợp xây dựng bộ sản phẩm có chất lượng cao, tối ưu chi phí cũng như cung cấp giải pháp quản lý ao nuôi, chăm sóc sức khỏe thủy sản an toàn, theo hướng bền vững”, ông Nguyễn Đăng Ngọc, Giám đốc Dinh dưỡng Viet Nhat Group chia sẻ tại buổi hội thảo. “Viet Nhat Group đang hướng tới mục tiêu trở thành thương hiệu hàng đầu trong chuỗi cung cấp các sản phẩm chất lượng, hiệu quả trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thú y và các dịch vụ thế mạnh. Chúng tôi cam kết sẽ không ngừng kiến tạo các sản phẩm chất lượng, giá trị cao cho khách hàng, đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội”.
Tiếp đến, chuyên gia từ Nutriera, ông Robin, Cố vấn Kỹ thuật của Công ty Cổ phần Quốc tế Univet đã có bài chia sẻ về chủ đề quản lý chất lượng ao nuôi, đây là nội dung trình bày hết sức thiết thực và hữu ích, được nhiều người quan tâm.
Cuối chương trình là phần giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và giải đáp những thắc mắc giữa các chuyên gia, doanh nghiệp và người nuôi thủy sản. Những câu hỏi được người tham dự đặt ra mang tính thực tế và đã được các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp trực tiếp chia sẻ, trả lời. Kết thúc buổi hội thảo trực tuyến, đại diện các chuyên gia, doanh nghiệp và người tham dự đều bày tỏ sự hài lòng về các giá trị nhận được từ buổi hội thảo, cũng như đánh giá cao các nội dung, giải pháp được các diễn giả chia sẻ trong buổi hội thảo.
PHẠM HUỆ
Kính mời quý độc giả đón xem nội dung chi tiết buổi hội thảo tại đường link sau: https://www.facebook.com/kienthucnuoitom/videos/281119530480101
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Roadshow giới thiệu triển lãm Petfair Vietnam 2025
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
Tin mới nhất
T5,19/12/2024
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Tăng cường giám sát dịch bệnh động vật, mở rộng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất