Ngành chăn nuôi trong nước sẽ bước vào thời kỳ cải cách sâu sắc từ năm 2025 đến 2026 và có động lực tăng trưởng dài hạn nhờ nỗ lực mở rộng đàn và tối ưu quy trình chăn nuôi từ phía các doanh nghiệp có nguồn lực tốt. Tuy vậy, “nút thắt” chi phí thức ăn chăn nuôi vẫn còn là mối âu lo ở ngành này.
Ngay trong thượng tuần tháng 1/2025, Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai đã phải gửi công văn lên Văn phòng Chính phủ để than phiền về việc mặc dù thuế suất thuế nhập khẩu khô dầu đậu tương (mã số hàng hóa 23040090) được giảm từ 2% xuống 1% từ ngày 16/12/2024 nhưng các doanh nghiệp (DN) thuộc hiệp hội vẫn không thể tiếp cận được mức thuế mới, dù đã khai báo đầy đủ.
Còn khúc mắc thức ăn chăn nuôi
Như phản ánh của hiệp hội này, có sự khác biệt, chưa thống nhất về mã số hàng hóa, và cùng với đó là thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi, đối với mặt hàng Khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi (TĂCN) giữa việc triển khai Nghị định 144/2024/NĐ-CP của Tổng cục Hải quan với quy định hiện hành của Cục Bảo vệ thực vật và thông lệ thực hiện của các DN.
Nhu cầu sử dụng thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn ngày càng tăng.
“Tình hình này không chỉ làm tăng thời gian thông quan hàng hóa, phát sinh thêm chi phí, mà còn dẫn đến tâm lý hiểu nhầm hoặc nghi ngờ của DN và dư luận đối với chủ trương, chính sách, và tính đồng bộ, khách quan trong các quy định của cơ quan quản lý”, Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai bày tỏ mối băn khoăn.
Qua khúc mắc nêu trên cũng phần nào cho thấy mối lo thường trực của ngành chăn nuôi trong nước vẫn đang nằm ở vấn đề chi phí, đặc biệt là chi phí TĂCN.
Đơn cử như từ khi Nghị định 144/2024/NĐ-CP có hiệu lực ngày 16/12/2024 đến nay, do những biến động về cung – cầu, chỉ trong nửa tháng giá khô dầu đậu tương trên thị trường thế giới và trong nước đã bất ngờ tăng mạnh hơn 12%. Điều này đã ảnh hưởng đến chi phí sản xuất TĂCN và ngành chăn nuôi.
Cần nhắc lại, tính bình quân năm 2024 giá hầu hết nguyên liệu TĂCN có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2023. Tuy vậy, liệu giá nguyên liệu có tiếp tục xu hướng giảm trong năm 2025 vẫn còn là dấu hỏi ở phía trước. Trong khi hiện tại, việc sản xuất TĂCN trong nước vẫn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu với phần lớn nguyên liệu như ngô, đậu tương vẫn phải nhập khẩu, dễ bị ảnh hưởng bởi biến động giá quốc tế.
Như những dữ liệu thống kê cho thấy ước tính năm 2024 trong nước đã nhập khẩu gần 22,4 triệu tấn nguyên liệu TĂCN với giá trị tương đương 7,7 tỷ USD. Còn hồi năm 2023 Việt Nam ước nhập khẩu 16,8 triệu tấn nguyên liệu TĂCN, tương đương 6,8 tỷ USD.
Chính vì vậy, từ vướng mắc của Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai về thực tế triển khai Nghị định 144/2024/NĐ-CP là điều mà các cơ quan quản lý có liên quan cần lưu tâm để kịp thời tháo gỡ khó khăn về mặt chi phí cho các DN trong ngành chăn nuôi.
Bên cạnh đó, từ mối lo “nặng gánh” chi phí TĂCN càng cho thấy ngành chăn nuôi trong nước càng phải thay đổi tích cực để giảm thiểu chi phí này. Điều đó có thể tham khảo từ số liệu AgroMonitor cho thấy, tổng sản lượng TĂCN toàn quốc bình quân giai đoạn 2022 – 2024 khoảng 22 triệu tấn, trong đó trên 50% là TĂCN dành cho chăn nuôi lợn.
Tuy nhiên, sản lượng TĂCN dành cho heo đang có xu hướng giảm dần, từ 11 triệu tấn năm 2023 còn 8,7 triệu tấn năm 2024, giảm 20%. Sản lượng TĂCN dành cho heo giảm một phần là do sản lượng chăn nuôi heo giảm xuống do ảnh hưởng của các đợt dịch bệnh. Mặc dù vậy, sản lượng TĂCN giảm xuống cũng phản ánh hiệu quả chăn nuôi ngày càng tăng lên.
Nhất là khi mô hình chăn nuôi trang trại khép kín tăng lên, các công nghệ hiện đại được đưa vào áp dụng, hiệu quả chăn nuôi tăng, sản lượng thức ăn trên 1 kg lợn hơi sẽ ngày càng giảm xuống, cũng làm giảm bớt sản lượng TĂCN mà vẫn đảm bảo sản lượng thịt lợn tăng lên.
Sẽ có cuộc cải tổ sâu sắc
Còn xét về triển vọng ngành chăn nuôi lợn năm 2025 Bộ phận phân tích thuộc Công ty chứng khoán TPS cho rằng ngành này sẽ diễn ra một cuộc cải tổ sâu sắc trong giai đoạn 2025 – 2026.
Cụ thể, có 3 yếu tố để thúc đẩy việc cải tổ này. Thứ nhất là những thay đổi về cung cầu thị trường. Người tiêu dùng ngày càng chú ý hơn đến vấn đề sức khỏe và an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất ngày càng tăng, tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp làm giảm hình thức chăn nuôi nông hộ. Trong khi đó, thị phần của các DN chăn nuôi khép kín quy mô lớn ngày càng tăng nhờ lợi thế về chi phí sản xuất và tỷ lệ hao hụt thấp.
Thứ hai là đổi mới công nghệ sẽ đóng một vai trò quan trọng. Công nghệ sẽ được áp dụng nhiều hơn vào lĩnh vực chăn nuôi để nâng cao hiệu quả, đặc biệt là hình thức chăn nuôi trang trại. Các công nghệ được sử dụng để theo dõi sức khỏe cho heo, tối ưu hóa công thức thức ăn và giảm bớt tác động tới môi trường.
Thứ ba là môi trường chính sách thúc đẩy hội nhập ngành. Luật chăn nuôi năm 2018 có hiệu lực từ 2020 nghiêm cấm hành vi chăn nuôi trong khu vực không được phép của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư. Các địa phương có 5 năm chuẩn bị, hạn chót đến ngày 1/1/2025, buộc phải di dời các cơ sở chăn nuôi không phù hợp. Quy định này sẽ khiến một số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ phải ngừng hoạt động nếu không thể di dời, làm nguồn cung bị thu hẹp. Đây là cơ hội lớn cho các DN chăn nuôi quy mô lớn mở rộng thị phần.
Cũng theo TPS, sản lượng thịt lợn của Việt Nam năm 2025 dự kiến ghi nhận 3,765 ngàn tấn, tăng 3% so với năm 2024 nhờ dự kiến mở rộng đàn heo sau khi khắc phục hậu quả cơn bão Yagi và dịch tả heo Châu Phi được kiểm soát tốt hơn. Còn tiêu thụ thịt lợn của Việt Nam dự báo khoảng 3,9 triệu tấn vào năm 2025, tăng 3,3% so với năm 2024 và đạt 4,7 triệu tấn vào năm 2030, tương ứng với mức tăng trưởng bình quân 3,1%/năm.
Ngoài ra, theo giới phân tích, Luật chăn nuôi sẽ chính thức có hiệu lực từ năm 2025, theo đó sẽ đẩy nhanh quá trình dịch chuyển thị phần từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sang các DN lớn.
Cụ thể, theo Luật chăn nuôi, chăn nuôi trong khu vực dân cư bị nghiêm cấm (khoản 1 Điều 12 Luật chăn nuôi 2018), bắt đầu có hiệu lực kể từ 2025, trong đó quy định các cơ sở chăn nuôi vi phạm phải ngừng hoạt động hoặc di dời đến địa điểm phù hợp.
Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các DN có nguồn tài chính và quỹ đất lớn. Trong khi đó, tình hình dịch bệnh phức tạp cùng giá TĂCN tăng cao đã dự kiến thị phần chăn nuôi lợn của nông hộ giảm từ 70% về còn 49%, cho đến cuối năm 2024 có thêm nhiều hộ dân bán xả đàn để treo chuồng do bộ luật sắp có hiệu lực sẽ khiến thị phần chuyển dịch đáng kể về phía DN. Và với các DN chăn nuôi lớn, động lực tăng trưởng dài hạn sẽ nhờ vào nỗ lực mở rộng đàn và tối ưu quy trình chăn nuôi.
Thế Vinh
Nguồn: vnbusiness.vn
- bình ổn ngành chăn nuôi li>
- giá trị ngành chăn nuôi li>
- cơ cấu ngành chăn nuôi li> ul>
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò sữa giảm 1,1% so với cùng kỳ
- Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- Nuôi vịt biển trên cù lao Tân Phú Đông
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
Tin mới nhất
T4,08/01/2025
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò sữa giảm 1,1% so với cùng kỳ
- Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- Nuôi vịt biển trên cù lao Tân Phú Đông
- Ngành chăn nuôi có động lực tăng trưởng dài hạn nhưng vẫn lo ‘nút thắt’ chi phí
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất