Ngành chăn nuôi gia cầm: Khao khát sự ổn định - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Ngành chăn nuôi gia cầm: Khao khát sự ổn định

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam]Đầu năm 2020, đàn gia cầm của Việt Nam lớn nhất từ trước tới nay. Cùng với đó, điều kiện thời tiết thay đổi bất lợi. Các dịch bệnh trên người và dịch cúm gia cầm tác động xấu đến ngành chăn nuôi gia cầm. Giá sản phẩm gia cầm lên xuống thất thường. Chưa bao giờ, ngành khao khát sự ổn định đến như vậy.

     

    Dịch Cúm gia cầm bủa vây

     

    Theo Cục Thú y, tính đến ngày 11/2/2020, cả nước có 10 ổ dịch Cúm gia cầm (CGC) do chủng vi rút A/H5N6 gây ra, buộc tiêu hủy 43.202 con gia cầm tại 05 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An.

     

    Tính đến ngày 12/02/2020, cả nước có 09 ổ dịch CGC A/H5N1 chưa qua 21 ngày bao gồm: 02 ổ dịch tại xã Tân Khang và xã Tân Thọ thuộc huyện Nông cống và 01 ổ dịch xã Quảng Trường thuộc huyện Quảng Xương, Thanh Hóa; 03 ổ dịch tại 03 xã: Quỳnh Hồng, Quỳnh Hậu và Quỳnh Bá thuộc huyện Quỳnh Lưu của tỉnh Nghệ An và 01 ổ dịch tại xã Phú Nghĩa thuộc huyện Chương Mỹ (Hà Nội); 02 ổ dịch tại phường Hòa Long, TP Bắc Ninh và xã Việt Thống, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

     

    Theo ông Nguyễn Văn Đông – Cục trưởng Cục Thú y, bệnh CGC là bệnh địa phương, đã được kiểm soát tốt, dịch bệnh không xảy ra ở diện rộng; các ổ dịch CGC xuất hiện rải rác, mỗi tình xuất hiện ở 1-2 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có gia cầm chưa được tiêm phòng vắc xin. Vi rút CGC được phát hiện tại Việt Nam từ năm 2014. Hằng năm, vi rút này vẫn gây ra các ổ dịch nhỏ lẻ trên CGC, được phát hiện và kiểm soát kịp thời; đến nay, tại Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh do chủng vi rút cúm A/H5N6.

     

    Vi rút gây bệnh CGC tại Việt Nam từ năm 2018 đến nay thuộc nhánh H5N1 2.3.2.1c (chủ yếu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long) và H5N6 2.2.4.4h, 2.3.4.4f, 2.3.4.4g (phân bố tại nhiều vùng trong cả nước). Phân tích các đặc tính bẩm sinh phân tử cho thấy không có sự biến đổi lớn, có tính đặc hiệu với thụ thể bám trên gia cầm.

     

    Hiện nay, bệnh CGC là bệnh địa phương, đã được kiểm soát tốt, dịch bệnh không xảy ra ở diện rộng; các ổ dịch CGC xuất hiện rải rác, mỗi tình xuất hiện ở 1-2 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có gia cầm chưa được tiêm phòng vắc xin. Vi rút CGC được phát hiện tại Việt Nam từ năm 2014. Hằng năm, vi rút này vẫn gây ra các ổ dịch nhỏ lẻ trên CGC, được phát hiện và kiểm soát kịp thời; đến nay, tại Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh do chủng vi rút cúm A/H5N6.

     

    Ông Đông cũng cho rằng, trong thời gian tới, dịch bệnh có thể tiếp tục xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Hiện nay tổng đàn gia cầm rất lớn (567 triệu con); điều kiện thời tiết thay đổi bất lợi; nhu cầu vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ phục vụ các lễ hội tăng cao; việc tổ chức tiêm vắc xin cho đàn gia cầm đạt tỉ lệt thấp tại một số địa phương, nhất là đối với chăn nuôi gia cầm nông hộ. Do đó, nguy cơ dịch bệnh CGC xuất hiện, lây lan rất cao và có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, đặc biệt trong điều kiện dịch viêm phổi cấp do chủng vi rút mới Corona (nCoV) gây ra.

     

    Giá gia cầm xuống thấp

     

    Nếu như trước Tết, giá các loại sản phẩm gia cầm lên cao, có lợi cho người nuôi, thì sau Tết, giá gà công nghiệp tại các trại chăn nuôi giảm mạnh. Có thời điểm trong tháng 2, giá gà công nghiệp tại Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, giảm sâu còn 12.000-13.000 đồng/kg đối với gà có trọng lượng đạt tiêu chuẩn xuất chuồng nhưng đến hôm 17/2 chỉ còn 10.000 đồng/kg.

     

     Trong khi đó, gà vượt trọng lượng xuất chuồng hồi tuần trước 10.000 đồng/kg, nay giảm còn 9.000 đồng/kg. Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội gia cầm Đông Nam Bộ, cho hay giá công nghiệp hiện đã xuống tận đáy, không thể nào giảm hơn được nữa. Tuy có mức giá rẻ nhưng theo ông Ngọc, người chăn nuôi rất khó bán được hàng. Nhiều trại gà lớn lỗ hàng chục triệu đồng mỗi ngày tiền thức ăn chăn nuôi. Các chủ trại chăn nuôi gà ở Đồng Nai gọi điện khắp nơi nhưng thương lái chỉ hứa chứ không chịu bắt gà ngay vì thị trường tiêu thụ đang gặp khó khăn.

     

    Có thời điểm trong tháng 2/2020, giá gà trắng tại Đông Nam Bộ giảm kỷ lục, chỉ còn hơn 10.000 đồng/kg

     

    Cùng với đó, giá vịt công nghiệp bán tại trại có lúc chỉ còn từ 17.000- 18.000 đồng/kg, mức giá thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Với mức giá bán ra thấp hơn nhiều so với giá thành sản xuất, người nuôi vịt đang thua lỗ nặng. Nhiều chủ trại chăn nuôi gà, heo cho rằng do virus corona, học sinh, sinh viên nghỉ học, nay thêm CGC xảy ra ở một số địa phương càng làm cho sức tiêu thụ gia súc, gia cầm giảm thêm. Giá các loại trứng ở mức thấp khiến nhiều trang trại và doanh nghiệp đau đầu.

     

    Nghịch lý là gà, vịt liên tục rớt giá từ sau Tết Nguyên đán 2020 đến nay nhưng giá bán lẻ các mặt hàng này đến tay người tiêu dùng hầu như không giảm, không kích cầu sức mua của thị trường khiến người nuôi gia cầm càng khó khăn. Tại các chợ lẻ ở TP HCM, giá thịt gà công nghiệp bán ra ở 50.000-55.000 đồng một kg, gà thả vườn 90.000- 100.000 đồng, gà ta vẫn ở mức 110.000-120.000 đồng. Còn tại các hệ thống siêu thị TP HCM, giá gà công nghiệp 60.000 đồng một kg, gà ta thả vườn 75.000-90.000 đồng, gà ta 110.000-130.000 đồng. Theo tiểu thương các chợ, giá bán cao vì các loại chi phí, vận chuyển, hao hụt tăng cao. Mặt khác, sức mua giảm khiến giới buôn giảm số lượng nhập nên không mua được giá tốt.

     

    Để ngành gia cầm phát triển ổn định

     

    Ông Nguyễn Xuân Cường – Bộ trưởng Bộ NN&PTNT: Nguy cơ dư thừa gia cầm rất cao

     

    Đây là thời điểm cúm gia cầm rất dễ bùng phát khi thời tiết diễn biến bất thường, đàn gia cầm lớn nhất, việc vận chuyển gia cầm với lưu lượng lớn…. Với tốc độ tăng trưởng lên tới 15,6% năm 2019, cùng với mùa nóng sắp tới, tiêu thụ thịt sẽ giảm thì nguy cơ dư thừa các sản phẩm gia cầm rất cao.

     

    Các tỉnh cần thông báo kĩ cho người dân, doanh nghiệp để có biện pháp hạn chế tăng đàn nhanh như thời gian qua; và sẽ không có chuyện nuôi 1 vạn gà lãi 35 triệu như thời gian qua. Đề nghị, đối với đàn gia cầm, cần chú ý phát hiện ổ dịch sớm và tiêu hủy sớm. Chú ý các đối tượng sản xuất nhỏ, chỗ nào cần, có thể vây lại để tiêm. Các địa phương cần tổng vệ sinh tập trung trong 1 tuần bằng vôi bột, vừa rẻ và hiệu quả; hạn chế sử dụng bằng hóa chất.

     

    Ông Nguyễn Huy Đăng – PGĐ Sở NN &PTNT Hà Nội: Tiến tới xóa bỏ chăn nuôi nhỏ lẻ, quy hoạch chăn nuôi ra xa khu dân cư

     

    Đề xuất phương án hạn chế tiến tới xóa bỏ chăn nuôi nhỏ lẻ, quy hoạch chăn nuôi tập trung ra xa khu dân cư. Có cơ chế chính sách phát triển chăn nuôi gắn với phòng chống dịch bệnh; ban hành hệ thống các tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi.

     

    Cơ quan chuyên môn cung cấp thông tin, phân lập type, subtype vi rút để chọn vắc xin tương thích cho từng địa phương; ban hành hệ thống các tiêu chuẩn, quy trình trong lĩnh vực giết mổ, kiểm tra sản phẩm động vật nhằm đảm bảo việc triển khai thực hiện một cách đồng bộ giữa các địa phương. Các trung tâm, các cơ quan chuyên môn thuộc Cục Thú y, Viện Thú y… tăng cường phối hợp với Chi cục Chăn nuôi Thú y Hà Nội trong việc chẩn đoán, xét nghiệm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh.

     

    TS Đoàn Xuân Trúc – Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam: Đánh giá ngành gia cầm chưa theo kịp thực tế

    Đánh giá về sản xuất gia cầm của ta chưa chuẩn xác bởi do: (1) Phương pháp thống kê tại một thời điểm trong năm chưa phù hợp với vòng quay của sản xuất gia cầm, thường thấp hơn thực tế; bởi các doanh nghiệp, trang trại nhiều lúc báo cáo không đúng thực tế do hạn chế nộp thuế; bởi chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ trong nông hộ khó kiểm soat..(2)Thống kê về tiêu thụ thịt gia cầm/người cũng vì thế còn khá thấp so thực tế. Hậu quả chung là đánh giá về ngành gia cầm chưa theo kịp thực tế, từ đó ảnh hưởng tới công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch hàng năm, dễ gây cung cao hơn cầu, rớt giá nhiều lúc thê thảm…

     

    Bà Phạm Thị Ngọc Hà – TGĐ Công ty San Hà: Chuỗi giá trị ngành gia cầm cần sự ổn định để phát triển

     

    Sự liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị ngành gia cầm giữa Nhà nước – Công ty đầu tư cám, giống – Người chăn nuôi – Người giết mổ cung cấp thị trường đã đem lại sự ổn định cho thị trường và người tiêu dùng. Thí dụ đợt giá gà giữa quý 3 và 4 năm 2019 lên tới 38.000/kg kéo dài khiến thi trường mất cân đối cộng với giá heo khủng khoảng cao ngất. Nhà nước lo thực phẩm thiếu cho dịp Tết 2020 nên khuyến khích cho doanh nghiêp nhập hàng về cung ứng cho người dân.

     

    Vấn đề ở đây là sự an toàn kinh tế phục vụ người tiêu dùng ổn định để xã hội phát triển. Người chăn nuôi là cột mốc quan trọng cung cấp cho nguồn thực phẩm thị trường nên cần có kế hoạch. Ở góc cạnh người cung ứng cho người tiêu dùng, công ty San Hà rất cần sự ổn định của thị trường chăn nuôi gia cầm.

     

    Bà Phạm Thùy Uyên – Chủ trang trại gà đẻ (ĐẮK LẮK): Cơ quan nhà nước có biện pháp hỗ trợ cho người chăn nuôi gia cầm

     

    Tại thời điểm ngày 4/3/2020, giá trứng tại ĐắK LắK chỉ còn 1000 đồng/quả và đã rẻ từ hồi trong Tết. Trang trại gia đình tôi may mắn là số lượng gà đẻ còn ít; và còn tự mua nguyên liệu về trộn cám, phân phối cám cho các trại gà đẻ khác nên vẫn còn trụ được (dù giá các nguyên liệu cũng lêncao). Nhưng, tầm 6-8h sáng, các trại gà đẻ đều gọi loạn lên hỏi giá xem có lên không, nghe mà rất xót xa. Bởi với người mới nuôi, nếu giá trứng rẻ và hạ lâu như thế này mà đi vay lãi nuôi gà chắc vỡ nợ.

     

    Theo tôi, giá cả thị trường ổn định thì chăn nuôi mới bền vững được. Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp, trồng trọt chăn nuôi vẫn là chính. Tôi mong Nhà nước có biện hỗ trợ cho người chăn nuôi gia cầm nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung để người chăn nuôi ổn định sản xuất mới phát triển được. Ví dụ như hỗ trợ người nuôi vay vốn ngân hàng ưu đãi, hay là hạn chế việc nhập khẩu thịt gia súc gia cầm bằng các hàng rào kỹ thuật vì tiềm năng sản xuất trong nước vẫn rất cao.

     

    TÂM AN ghi

    Ước tính tháng 2/2020, đàn bò cả nước tăng 2,4% so với cùng thời điểm năm trước; đàn trâu giảm 3,1%; đàn lợn giảm 23%; đàn gia cầm tăng 13,8%. Tính đến ngày 22/2/2020, cả nước có 23 ổ dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày (20 ổ dịch do H5N6 và 3 ổ dịch do H5N1) tại 7 địa phương với tổng số gia cầm chết và tiêu hủy là hơn 80 nghìn con; có 79 ổ dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày tại 7 tỉnh với tổng số gia súc mắc bệnh là 2,8 nghìn con; có 32 địa phương có 100% số xã dịch tả lợn châu Phi đã qua 30 ngày và 25 địa phương có trên 85% số xã đã qua 30 ngày; cả nước không còn dịch lợn tai xanh.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.