[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đó là một trong những nhận định được ra tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp bàn về giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất trong chăn nuôi lợn khu vực Nam Bộ, được tổ chức cuối tháng 9 vừa qua tại Bến Tre.
Chăn nuôi quy mô lớn đang là đích hướng tới của ngành chăn nuôi lợn
Lợn tăng nhanh về số lượng và sản lượng
Tính đến tháng 4/2016, tổng đàn lợn cả nước đạt trên 28,3 triệu con, tăng 3,5 – 4% so với cùng kỳ năm 2015. Đặc biệt, trong 3 năm gần đây, đàn lợn có tốc độ tăng trưởng bình quân 3,46%, sản lượng thịt lợn tăng trưởng bình quân 4,32% nhanh hơn nhiều so với trước kia.
Riêng tại vùng Nam bộ, tính đến hết tháng 4/2016, tổng đàn lợn vùng Nam bộ đang có khoảng 6,6 triệu con, chiếm 24,73% so với cả nước. Trong đó, lợn thịt xuất chuồng khoảng 12 triệu con; cung cấp cho thị trường khoảng 1 triệu tấn thịt. Nguồn cung thịt lợn tập trung tại các tỉnh Đồng Nai, Tiền Giang, Bình Dương, Bến Tre, TP Hồ Chí Minh… Cùng với đó, Đồng bằng sông Cửu Long được ví như vựa thức ăn để cung cấp nguồn thực phẩm chăn nuôi cho các tỉnh lân cận.
Không dừng lại ở việc cung cấp thịt, Việt Nam cũng là địa chỉ tiêu thụ thịt tương đối lớn và ngày càng có xu hướng gia tăng. Sản xuất trong nước hiện đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước (99% sản lượng sản xuất trong nước). Hai khu vực tiêu thụ thịt nhiều nhất cả nước đó là Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ. Đây là hai khu vực có 2 thành phố lớn có dân cư tập trung đông là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Đối với TP Hồ Chí Minh, bình quân mỗi ngày nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm động vật của thành phố khoảng 800 – 875 tấn thịt xẻ/ngày. Trong đó, thịt lợn, thịt trâu bò khoảng 600 – 675 tấn thịt xẻ/ngày, thịt gia cầm khoảng 200 tấn/ngày và 3 – 4 triệu quả trứng/ngày. Khối lượng thịt, trứng được người dân TP Hồ Chí Minh tiêu thụ trong một ngày tương đương với khoảng 10.000 con lợn, 1.200 con trâu bò, 225.000 con gia cầm và 110 con dê cừu. Trong khi đó, nguồn cung ứng tại TP Hồ Chí Minh chỉ đáp ứng được khoảng 18% – 20% tổng nhu cầu, phần còn lại được cung ứng từ các tỉnh và nhập khẩu.
Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, nhận định chăn nuôi lợn khu vực Nam bộ góp phần không nhỏ vào sản lượng thực phẩm của cả nước.
Chăn nuôi chuyển dịch sang quy mô lớn
Cùng với sự tăng trưởng về số lượng đàn và sản lượng thịt lợn trong thời gian qua, các nghiên cứu về khoa học kỹ thuật tiên tiến đã và đang được áp dụng trong chăn nuôi lợn, tạo ra bước tiến về năng suất và mang lại thu nhập ổn định cho người chăn nuôi. Chính vì thế, người chăn nuôi lợn đang có xu hướng chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang quy mô lớn, từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi gia trại, trang trại theo hướng an toàn sinh học, hình thành các mô hình liên kết và tiêu thụ.
Tiến sĩ Kiều Minh Lực (Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam) cho rằng, thời kỳ của chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ đến hồi kết, đòi hỏi người chăn nuôi phải định vị rõ sản phẩm của mình trên thị trường. Trên cơ sở đó, người chăn nuôi cần lựa chọn con giống, quy mô, giải pháp khoa học kỹ thuật phù hợp để tối đa lợi nhuận chăn nuôi. Để làm được điều này, đòi hỏi người chăn nuôi phải tham gia liên kết vào một chuỗi sản phẩm nhất định. Từ đó, có thể được thừa hưởng những kết quả khoa học công nghệ về con giống, kỹ thuật chăn nuôi mà bản thân nông hộ nhỏ rất khó tiếp cận.
Ông Nguyễn Đức Lộc – Trung tâm Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn miền Nam cho biết, giống lợn siêu nạc và lợn lai có xu hướng gia tăng do tốc độ tăng trọng nhanh và đáp ứng các yêu cầu thị trường. Tại miền Bắc, giống lợn lai được đánh giá có xu hướng tăng nhanh, trong khi tại miền Nam hiện nay lại chuộng giống lợn siêu nạc.
Chăn nuôi lớn đang hình thành
Tại Bến Tre chăn nuôi lợn có bước phát triển đáng kể với tổng đàn lợn trên toàn tỉnh khoảng trên 50.000 con, tập trung nhiều nhất tại các huyện Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm. Đến nay, đàn lợn thương phẩm trong tỉnh được đánh giá có chất lượng cao, đạt 100% số lợn có máu lai 2-3 máu của các giống lợn ngoại cao sản. Chăn nuôi nông hộ đã phát triển mạnh về quy mô lẫn hệ thống trang thiết bị chuồng trại. Đa số các hộ chăn nuôi với quy mô từ 60 con lợn nái và 100 con lợn thịt trở lên, một số trang trại phát triển chăn nuôi với quy mô 1.000 con trở lên. Hiện, trên địa bàn tỉnh Bến Tre có 197 trang trại chăn nuôi lợn được cấp chứng nhận.
Còn tại Tiền Giang, năm 2016, toàn tỉnh có trên 42.000 cơ sở chăn nuôi lợn gồm quy mô hộ gia đình và chăn nuôi quy mô nhỏ. Trong đó, cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ (trên 50 con lợn) có xu hướng tăng, chiếm 43% số cơ sở. Điều này cho thấy chăn nuôi hộ gia đình đang có xu hướng giảm, chuyển dần sang chăn nuôi quy mô theo hình thức trang trại với quy trình công nghiệp, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Đây cũng là định hướng phát triển nuôi lợn trong thời gian tới.
Cùng với thay đổi quy mô chăn nuôi, các mô hình chăn nuôi tiên tiến cũng đang được mở rộng. Thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, hiện các tỉnh thuộc khu vực Nam Bộ khuyến khích người chăn nuôi lợn áp dụng các mô hình chăn nuôi cải tiến như: sử dụng biogass, đệm lót sinh học, áp dụng quy trình thực hành tốt trong chăn nuôi VietGAHP, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh,…
Bà Nguyễn Thị Bé, ấp Cẩm Hương, xã Mỹ Hòa, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) cho biết, gia đình bà đang nuôi lợn đợt thứ ba trên đệm lót sinh học, tuy suốt quá trình nuôi không tắm cho lợn nhưng chuồng nuôi không có mùi hôi, không gây phiền hà cho các hộ xung quanh. Ngoài ra, với quy mô 20 con lợn thịt, mỗi đợt nuôi giúp giảm được 100 – 140kg thức ăn so với trước đây, lợn cũng ít bị bệnh nhất là bệnh tiêu chảy.
Theo ông Lưu Văn Phúc – Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh: Việc áp dụng mô hình ứng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn làm giảm tỷ lệ mắc bệnh đường ruột, chi phí sử dụng thuốc thú y, giảm dùng điện nước để làm vệ sinh chuồng trại,…Do đó, bình quân mỗi mô hình ứng dụng đệm lót sinh học giúp tăng khoảng 20 – 30% lợi nhuận so với mô hình không ứng dụng đệm lót sinh học.
Xu thế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới đang tạo ra thách thức mới đối với người chăn nuôi Việt Nam nói chung và khu vực Nam Bộ nói riêng. Để ngành chăn nuôi lợn phát triển bền vững đòi hỏi từng cá nhân và doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả chăn nuôi để có thể cạnh tranh với nền chăn nuôi hiện đại của thế giới, ông Phúc chia sẻ.
Nguyễn Hồng
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- giá heo hơi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- giá lợn hơi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- giá heo hơi trong thời gian tới li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất