[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Thiệt hại do bão lũ sẽ ảnh hưởng đáng kể đối với tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi. Toàn ngành chăn nuôi đang nỗ lực phục hồi sản xuất để đáp ứng tối đa nhu cầu thực phẩm cho thị trường, đặc biệt vào dịp trước, trong và sau tết
Nguyên đán năm 2025.
Việc hỗ trợ người chăn nuôi và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại và tái đàn là vô cùng cấp thiết
Nhà nước, doanh nghiệp đồng hành
Theo số liệu thống kê, tổng thiệt hại về kinh tế do bão số 3 gây ra ước tính sơ bộ hơn 81.000 tỷ đồng, dự báo có thể làm giảm tăng trưởng GDP cả năm khoảng 0,15% (kịch bản tăng trưởng đạt 6,8-7%) và kéo lùi tăng trưởng kinh tế các địa phương bị ảnh hưởng thiệt hại nặng nề như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái…
Sau khi bão đi qua, sau khi khắc phục cơ bản cơ sở vật chất, các hộ chăn nuôi, doanh nghiệp đã chuẩn bị trang thiết bị, vật tư chuồng trại, nguồn vốn, con giống để kịp có sản phẩm cung ứng dịp Tết Nguyên đán 2025.
Ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) nhận định, bão số 3 đã gây thiệt hại đáng kể đến ngành chăn nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của người dân, nhất là ở những vùng nông thôn nơi chăn nuôi là nguồn thu nhập chính. Việc hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại và tái đàn là vô cùng cấp thiết. Do vậy, ngay sau bão, Cục Chăn nuôi đã ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện các biện pháp phục hồi sản xuất, ưu tiên đảm bảo sinh kế cho người dân sau bão lũ.
Trước thiệt hại của người dân, thực hiện lời kêu gọi của Bộ NN&PTNT, ngày 28/9/2024, Bộ NN&PTNT kết hợp cùng UBND thành phố Hải Phòng tổ chức “Hội nghị trao tặng, hỗ trợ phục hồi sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản các tỉnh, thành phố sau bão, lũ”. Tại hội nghị, thông qua Bộ NN&PTNT, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y và thủy sản trao tặng hỗ trợ người dân bị thiệt hại do bão số 3 bằng tiền mặt, thức ăn, con giống, thuốc, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường, phao và các vật tư khác với trị giá trên 160 tỷ đồng. Đây là sự chia sẻ quý giá, nguồn kinh phí tự nguyện, thể hiện quyết tâm của các doanh nghiệp với người dân.
Tập đoàn Mavin dành gần 1 tỷ đồng hỗ trợ người chăn nuôi sau bão Yagi bằng hiện vật (5.000 chai thuốc sát trùng hỗ trợ xử lý vệ sinh chuồng trại sau bão lũ); bằng tiền mặt (hỗ trợ kinh phí sửa chữa chuồng trại, khôi phục sản xuất).
Tập đoàn C.P. đồng hành cùng Bộ NN&PTNT ủng hộ hàng hóa và tiền mặt trị giá 5 tỷ đồng để tái thiết sản xuất tới người dân miền Bắc, qua đó góp phần quan trọng vào việc phục hồi, tái sản xuất của bà con.
Cũng theo ông Phạm Kim Đăng, việc tái đàn là ưu tiên hàng đầu của bà con chăn nuôi và các doanh nghiệp. Dù ngành chăn nuôi đang gặp khó khăn nhưng đó chỉ là tạm thời, hoàn toàn có thể vượt qua và khôi phục để đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho 100 triệu dân, phục vụ khách du lịch và xuất khẩu.
Tuy vậy, việc tái đàn, tái sản xuất phải được cơ quan chuyên môn giám sát chặt chẽ, có hướng dẫn thường xuyên, cụ thể để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Trong đó, vấn đề vệ sinh môi trường, chuồng trại, khu vực chăn nuôi và vườn cần được vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên, bằng nhiều biện pháp khác nhau. Điều này giúp hạn chế mầm bệnh, tạo môi trường sống khỏe mạnh cho vật nuôi.
Về nguồn giống phải đảm bảo uy tín, người dân cần lựa chọn con giống rõ nguồn gốc, được kiểm dịch đầy đủ là yếu tố quan trọng. Việc sử dụng nguồn giống không rõ ràng dễ dẫn đến dịch bệnh, gây thiệt hại lớn. Ngoài con giống chất lượng, điều kiện chăn nuôi cũng cần được đảm bảo. Chuồng trại, thức ăn, nước uống phải đáp ứng nhu cầu của vật nuôi trong suốt quá trình nuôi dưỡng.
Về tài chính, với những hộ chăn nuôi bị thiệt hại nặng, việc tiếp cận vốn là rất cần thiết. Chính phủ đang nỗ lực hỗ trợ thông qua việc bố trí vốn, giãn nợ, nhằm giúp bà con phục hồi sản xuất. Đối với những trường hợp thiệt hại quá lớn, không thể phục hồi, việc xây dựng trang trại mới hoặc xem xét di chuyển trang trại sang vị trí khác. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro do thiên tai, bảo vệ tài sản và đảm bảo sự phát triển bền vững.
Doanh nghiệp phục hồi mạnh mẽ
Trong quý III/2024, ngành chăn nuôi tại Việt Nam đã có những biến động đáng chú ý, thể hiện qua kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp lớn. Mặc dù có sự khác biệt rõ rệt giữa các công ty, bức tranh chung cho thấy sự phục hồi và khả năng thích ứng của ngành trong bối cảnh thị trường đầy thách thức.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam có một quý kinh doanh đầy khởi sắc khi ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.525 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Dabaco cho biết, tình hình giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước và nhập khẩu tương đối ổn định đã góp phần quan trọng trong việc gia tăng lợi nhuận. Công ty cũng thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ về kỹ thuật, quản lý và phát triển thị trường, giúp kiểm soát dịch bệnh hiệu quả và tăng trưởng lợi nhuận.
Trong quý III/2024, mặc dù ngành chăn nuôi cả nước chịu áp lực dịch bệnh, Dabaco đã duy trì hoạt động hiệu quả nhờ vào các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh và an toàn sinh học. 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Dabaco đạt 9.962 tỷ đồng, tăng 17%, trong đó doanh thu từ mảng bán thành phẩm sản xuất chiếm phần lớn với 9.780 tỷ đồng, tăng 30%.
Đối với Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam cũng đã ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.525 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ. Bất chấp giá vốn hàng bán tăng cao, lợi nhuận gộp trong kỳ vẫn tăng gấp 2,2 lần lên 623 tỷ đồng. Nhờ đó mà biên lợi nhuận gộp tăng mạnh lên 17,7% so với mức 10,4% của quý III/2023.
Cùng chung tín hiệu của các doanh nghiệp cùng ngành, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát cũng đã có những thành công trong quý III/2024. Sản lượng heo bán ra trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 443.000 con, tăng 34%. Sản lượng trứng cung cấp ra thị trường tăng 5%, trong khi sản lượng thức ăn chăn nuôi tăng trưởng 4%. Kết thúc 9 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của tập đoàn đạt 9.210 tỷ đồng, tăng 140% so với cùng kỳ năm 2023.
Có thể thấy, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ngành chăn nuôi trong quý III/2024 cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ và khả năng thích ứng với những biến động của thị trường. Quý III/2024, ngành chăn nuôi cả nước vẫn tiếp tục chịu áp lực dịch bệnh, tuy nhiên do áp dụng các giải pháp về phòng ngừa dịch bệnh, an toàn sinh học, tiêm phòng vắc xin… nên các công ty chăn nuôi thuộc Tập đoàn đã kiểm soát được dịch bệnh. Mặt khác giá heo hơi trên thị trường tăng giúp cho lợi nhuận của các công ty chăn nuôi tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Nắm bắt thời cơ, tăng tốc về đích
Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai Nguyễn Kim Đoán nhận xét, giá heo hơi tăng cao do nguồn cung heo giảm, vì tỉnh đang thực hiện việc di dời hàng ngàn cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư và không phù hợp quy hoạch. Mặt khác, ảnh hưởng của dịch tả heo châu Phi khiến nhiều trại chăn nuôi, nhất là chăn nuôi nhỏ lẻ, bị thiệt hại và ngừng chăn nuôi.
Giá heo giống tăng cao nhưng vẫn không dễ mua vì các công ty sản xuất con giống ưu tiên nguồn giống cho các trang trại nuôi gia công của họ. Theo đó, nhiều cơ sở nuôi heo buộc phải mua heo giống nhập lậu từ Campuchia, Thái Lan về. Điều này gây rủi ro về dịch bệnh, nhất là dịch tả heo châu Phi vẫn có nguy cơ tái phát bất cứ lúc nào.
Ông Nguyễn Kim Đoán khuyến cáo: “Với mức giá con giống và chi phí đầu tư như hiện nay, giá heo hơi bán ra phải ở mức 70.000 đồng/kg mới đảm bảo lợi nhuận cho người nuôi. Tuy dự báo giá heo hơi vẫn sẽ ổn định ở mức tốt trong thời gian tới nhưng kinh tế vẫn còn khó khăn, sẽ ảnh hưởng đến sức mua của thị trường. Ngoài ra, với tình hình này, nhiều doanh nghiệp sẽ tăng nhập khẩu thịt heo. Chính vì vậy, người nuôi không nên quá kỳ vọng sẽ lặp lại những đợt “sốt” giá kỷ lục của thị trường heo hơi vào dịp Tết. Người nuôi heo phải thực hiện nghiêm túc các giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học để hạn chế thiết hại do dịch bệnh”.
Nhận định về thị trường heo hơi trong dịp tết Nguyên đán 2025, nguyên Phó Cục
trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Văn Trọng cho biết, trong đợt mưa lũ vừa qua, nhiều hộ đang nuôi lứa heo để chuẩn bị cho Tết nhưng phần nhiều trong số này bị thiệt hại. Để nuôi heo thương phẩm, cần ít nhất 5 tháng, nhưng hiện tại đã bước sang tháng 9 âm lịch, do đó việc tái đàn trở lại phục vụ cho dịp Tết là thách thức lớn. Người nuôi cần thời gian để tái thiết chuồng trại, đảm bảo vệ sinh, chuẩn bị con giống và quan trọng hơn là nguồn vốn.
Ông Nguyễn Văn Đạo, chủ trại chăn nuôi heo tại xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), vui vẻ khoe, lứa heo vừa rồi, trại của ông bán được với giá 65.000 đồng/kg, thu lợi nhuận tốt. Hiện, trại của ông có khoảng 80 con heo hậu bị và vài trăm con heo thịt nuôi cung cấp ra thị trường cuối năm. Theo ông Đạo: “Đây là thời điểm thuận lợi cho người chăn nuôi đầu tư vì sau nhiều đợt giảm giá, thức ăn chăn nuôi hiện đã giảm khoảng 20% so với thời điểm giá tăng cao. Nếu thị trường heo hơi vẫn tiếp tục ổn định ở mức cao như hiện nay thì người chăn nuôi yên tâm
đầu tư vì lợi nhuận tốt”.
Bộ NN&PTNT đánh giá, dù còn nhiều thách thức, nhưng những tháng cuối năm 2024, ngành chăn nuôi được dự báo sẽ thuận lợi hơn so với các năm trước. Hiện nay, giá các sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt giá thịt heo tăng, đảm bảo giúp chăn nuôi có lãi. Nhu cầu tiêu thụ thực phẩm trong nước hiện tăng trưởng ở mức tăng 5,5%/năm, đầu ra cho chăn nuôi rộng mở hơn.
Tương lai của ngành chăn nuôi vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt trong bối cảnh giá thịt và sản phẩm chăn nuôi đang có xu hướng tăng, cùng với việc ngày càng nhiều doanh nghiệp áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất.
Từ đầu năm đến nay, giá thức ăn chăn nuôi đã giảm 2-3 đợt. Nhờ đó, doanh nghiệp và nông dân kỳ vọng giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sẽ duy trì xu hướng giảm trong các tháng cuối của năm 2024, do giá nguyên liệu nhập khẩu đã giảm rất mạnh.
Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cho biết sẽ triển khai những giải pháp thúc đẩy mô hình liên kết sản xuất nông hộ nhỏ, áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, kết hợp tổng hợp và hài hòa các giải pháp kiểm soát dịch bệnh; sử dụng chế phẩm sinh học trong phòng chống dịch bệnh, xử lý chất thải chăn nuôi, tiết kiệm đầu vào nâng cao chất lượng đầu ra.
Cùng với đó, thúc đẩy sử dụng phế phụ phẩm của các ngành trồng trọt, lâm nghiệp, chế biến thủy sản để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm; đồng thời sử dụng chất thải chăn nuôi sản xuất phân bón cho cây trồng, để tạo nên tuần hoàn của ngành chăn nuôi theo tiêu chí bền vững, an toàn thân thiện với môi trường.
Thu Hằng
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến: Phòng chống dịch bệnh và an toàn sinh học phải đặt lên hàng đầu
Từ nay đến cuối năm, đang còn thời gian để người dân có thể nuôi được một lứa đàn lợn, nuôi một đàn gia cầm,… Hiện tại, qua thống kê cho thấy, lượng con giống, nguồn thức ăn để cung cấp phục vụ tái sản xuất đã đảm bảo, việc còn lại là tổ chức thực hiện. Dù vậy, song song với việc tái thiết sản xuất, công tác vệ sinh phòng bệnh và an toàn sinh học phải đặt lên hàng đầu do thời tiết còn những biến động phức tạp, các dịch bệnh động vật còn nguy cơ rất lớn.
- bình ổn ngành chăn nuôi li>
- Chuyển dịch ngành chăn nuôi li>
- cơ cấu ngành chăn nuôi li> ul>
- Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam
- Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học
- Nghệ An: Hàng chục con trâu bò bị chết nghi do bệnh ung khí thán
- Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
Tin mới nhất
T3,26/11/2024
- Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam
- Ngành chăn nuôi những tháng cuối năm: Tự tin vực dậy
- Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học
- Nghệ An: Hàng chục con trâu bò bị chết nghi do bệnh ung khí thán
- Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất