[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Thị trường thịt heo toàn cầu dự báo sẽ đạt 257,874.5 triệu USD vào năm 2027, ghi nhận chỉ số tăng trưởng thường niên kép (CAGR) là 3.9% trong giai đoạn 2021-2027. Thị trường TACN thế giới cũng sẽ chứng kiến mức tăng trưởng tương tự khi được dự báo ghi nhận CAGR đạt 4.1% trong giai đoạn 2020-2025.
Tổng đàn heo toàn cầu
Theo dữ liệu của Vụ Nông Nghiệp Hải Ngoại (FAS) thuộc Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA), năm 2021 tổng đàn heo trên toàn thế giới đạt 752 triệu con, tăng hơn so với năm 2020 (đạt 654 triệu con). Trong giai đoạn 2020-2021, Trung Quốc là nơi tập trung đàn heo lớn nhất, với 406 triệu con, chiếm già nửa tổng đàn heo toàn cầu. Cùng thời điểm đó thì Liên Âu và Hoa Kỳ chiếm vị trị cao thứ hai và thứ ba, với hơn 150 triệu và 77 triệu con heo, theo thứ tự lần lượt. Theo sau đó là Brazil đạt 37 triệu con; Canada đạt 14 triệu con; Mexico và Hàn Quốc cùng đạt mức 11 triệu con.
Thị trường heo toàn cầu
Dựa theo báo cáo của Mordor Intelligence, sức sản xuất và tiêu thụ heo ở những khu vực phát triển như Bắc Mỹ và Châu Âu và cả những nước đang phát triển như Trung Quốc, Nhật Bản là rất lớn.
Báo cáo “Gia cầm và Gia súc: Thị Trường và Trao Đổi Thương Mại Toàn Cầu” của USDA cho biết, sản xuất thịt heo toàn cầu vào năm 2021 lên đến 105 triệu tấn, dẫn đầu là Trung Quốc với hơn 43 triệu tấn thịt heo. Sau Trung Quốc là Liên Âu đạt hạng nhì với 24 triệu tấn và Hoa Kỳ hạng ba với 12 triệu tấn. Tiếp đó, theo thứ tự giảm dần lần lượt là các nước Brazil, Canada, Mexico, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines và Hong Kong.
Từ đầu năm 2021, năng suất giết mổ heo ở Trung Quốc vẫn ở mức cao. Sự tái khởi sức của ngành sản xuất heo của nước này đúng vào thời điểm nhu cầu tiêu thụ thấp đã làm giảm giá, dẫn đến nhà sản xuất phải loại bỏ bớt heo để có thể giữ được lợi nhuận. Tuy vậy, dự kiến tăng trưởng sản xuất heo của Trung Quốc đến cuối năm 2021 sẽ bị chậm lại, bởi việc loại thải đàn giống, những khó khăn về năng suất vẫn tiếp diễn và nhà chăn nuôi sản xuất có được lợi nhuận ít hơn.
Cũng theo báo cáo của USDA, thịt heo và thịt gà là loại thịt được tiêu thụ phổ biến nhất trên thế giới. Trong một vài năm tới, thịt gà dự báo sẽ phổ biến hơn thịt heo. Với mức 117.35 ngàn tấn của năm 2017, nhu cầu tiêu thụ thịt heo toàn cầu được sẽ dự báo sẽ lên đạt đến 131 ngàn tấn vào năm 2027. Trong khi đó, tiêu thụ thịt đỏ bình quân đầu người của Hoa Kỳ dự kiến sẽ đạt vào khoảng 114 pounds (tương đương với 51.71 kg) và sẽ duy trì ổn định tại mức đó.
Có những điểm đáng chú ý về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong báo cáo của Mordor Intelligence: Châu Á là thị trường dẫn đầu của tiêu thụ heo và nền sản xuất của khu vực này chiếm khoảng 50% toàn thế giới. Với sự tiêu thụ thịt heo khổng lồ như vậy, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là thị trường lớn nhất của sản xuất TACN. Đông Nam Á là vùng sản xuất và xuất khẩu heo lớn nhất trong thế giới, theo sau là Châu Âu và Bắc Mỹ. Trung Quốc là thị trường chủ yếu cho sản xuất heo, sau đó là Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Philippines. Thị trường tiêu thụ heo của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã bão hòa trong khi Việt Nam và Philippines được coi là thị trường có tiềm năng phát triển.
Trao đổi thương mại toàn cầu
Dựa theo báo cáo của USDA, xuất khẩu heo vào năm 2021 được điều chỉnh 2 % với 11.8 triệu tấn. Nhập khẩu của Trung Quốc tiếp tục là nền tảng của trao đổi thương mại toàn cầu với mức tăng 3%, tương đương 5 triệu tấn. Nhập khẩu của Nhật Bản, Mexico và Hàn Quốc xếp sau Trung Quốc. Trong khi đó, nhập khẩu của Philippines điều chỉnh tăng 21% với 425,000 tấn, với mức thuế quan thấp hơn và sự thâm hụt cung ứng gây ra bởi dịch tả heo châu Phi (ASF) vẫn còn tiếp diễn. Nhập khẩu của Mexico nâng lên gần 3%, với 985,000 tấn khi mà giá nội địa cao, đồng peso trở nên có giá trị hơn, bù đắp cho xuất khẩu.
EU vẫn dẫn đầu xuất khẩu heo toàn cầu, với 4.4 triệu tấn. Nguồn xuất khẩu lớn thứ hai là Hoa Kỳ, với hơn 3 triệu tấn. Vị trí xuất khẩu cao thứ ba và thứ tư thế giới lần lượt thuộc về Canada và Brazil.
Tình trạng thị trường cám heo toàn cầu
Theo điều tra “Thức Ăn Vật Nuôi Toàn Cầu năm 2020” của Altech, cám heo đứng vị trí thứ hai trong nền sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi toàn cầu (tổng cộng là 1.126 tỷ tấn) và chiếm thị phần 24.1%. Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương chiếm vị trị nổi bật với 120.6 triệu tấn của sản xuất cám heo khi mà sản lượng toàn cầu của cám heo đạt 286.3 triệu tấn trong năm 2020. Xếp sau khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là Châu Âu và Bắc Mỹ khi hai vùng này, lần lượt theo thứ tự, đạt 72.9 triệu tấn và 53.9 triệu tấn cám heo.
Theo điều tra cho biết, sản xuất cám heo bị ảnh hưởng nặng bởi ASF khi bị suy giảm đến 11%. Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực sản xuất TACN lớn nhất thế giới, mặc dù đã trải qua sự suy giảm lớn nhất lên đến 26%, trong đó Trung Quốc (giảm 35%), Cambodia (giảm 22%) và Thái Lan (giảm 16%). Châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ vẫn duy trì được ổn định so với năm ngoái, với mức tăng hoặc giảm dao động trong 1%. Châu Phi đạt được mức tăng trưởng lớn 26% dù châu lục này chỉ được coi là khu vực nhỏ, xét theo sản lượng tấn cám heo.
Các xu hướng thị trường heo toàn cầu
Báo cáo “Thị Trường Thịt Heo (2021-2027)” của Allied Market Research cho biết thị trường thịt heo toàn cầu được định giá ở mức 236,117 triệu USD ở năm 2019 và dự kiến đạt 257,874.5 triệu USD vào năm 2027, với CAGR ghi nhận là 3.9% trong giai đoạn 2021-2027. Thị phần thịt đông lạnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong thị trường thịt heo tại năm 2019 và được đánh giá sẽ có CAGR ở mức 3.9% trong giai đoạn 2021-2027. Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đóng góp phần doanh thu lớn nhất, chiếm già nửa thị trường toàn cầu tại năm 2019 và được đánh giá tăng trưởng với CAGR đạt 4.5 % trong giai đoạn 2021-2027.
Sự tăng trưởng của thị trường thịt heo toàn cầu có thể xuất phát từ những sự thay đổi dạng tiêu thụ thức ăn của người dân khắp thế giới. Việc bành trướng của thị trường bán lẻ và tình trạng sẵn có của sản phẩm thịt heo qua nhiều kênh bán khác nhau tạo sự thuận tiện cho người tiêu dùng mua sản phẩm thị đóng gói- loại sản phẩm thúc đẩy doanh số bán. Tuy nhiên, sự tiếp thu cách ăn chay (không ăn thực phẩm từ động vật) và luật pháp khắt khe hơn cho hành vi được coi là tàn bạo với động vật là những rào cản chính cho thị trường thịt heo toàn cầu. Mặt khác, việc thịt heo hữu cơ và các sản phẩm được gắn nhãn sạch ngày càng phổ biến được dự đoán sẽ cung cấp cơ hội kiếm bộn tiền cho sự bành trướng và tăng trưởng thị trường heo toàn cầu.
Dựa theo phân tích thị trường thịt heo toàn cầu theo thể loại, thị phần thịt đông lạnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong năm 2019. Thị phần này đang tăng trưởng một cách mạnh mẽ và đa dạng bởi sự gia tăng tiêu thụ thịt, gia cầm và hải sản. Tuy nhiên, thị phần thịt đông lạnh dự kiến sẽ trải qua tăng trưởng khiêm tốn trong suốt giai đoạn dự báo. Sức tăng trưởng như vậy có thể được lí giải bởi sự ưu tiên dùng thịt lạnh hơn là thịt đông lạnh của người tiêu dùng.
Nếu dựa theo dự đoán thị trường thịt heo toàn cầu theo kiểu ứng dụng, thì thị phần thương mại chiếm tỷ lệ cao nhất trong năm 2019. Tăng trưởng của ứng dụng thương mại thịt heo, được đóng góp trực tiếp bởi sự gia tăng dân số lao động và xu hướng ăn uống ở bên ngoài. Mặt khác, sự bùng dịch của Covid-19 làm giảm nhu cầu thịt heo cho các cơ sở thương mại, và hậu quả là tiêu thụ thịt heo ở các cơ sở này bị ảnh hưởng tiêu cực. Thị phần gia đình dự kiến sẽ có tăng trưởng nổi bật trong suốt giai đoạn dự báo. Điều này có thể được lí giải bởi sự gia tăng đáng kể của tiêu thụ thịt heo trong hộ gia đình ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, nơi mà thịt heo được coi là sản phẩm thiết yếu trong gia đình.
Các xu hướng thị trường cám heo toàn cầu
Theo báo cáo “Thị Trường Cám Heo (2021-2026) thảo bởi Mordor Intelligence, thị trường cám heo được định giá vào 135.30 tỷ USD tại năm 2019 và dự kiến đạt CAGR với mức 4.1$ trong giai đoạn dự báo – 2020 đến 2025. Sự gia tăng tiêu thụ thịt heo được mong đợi sẽ thúc đẩy nhu cầu cho sản phẩm thịt heo trên thị trường.
Tổ Chức Nông Nghiệp và Lương Thực Thế Giới (FAO) dự báo, khu vực châu Á, dẫn đầu là Trung Quốc tiếp tục là nguồn tiêu thụ cám heo cao nhất, để phục vụ sản xuất, theo sau là Châu Âu và Bắc Mỹ.
Bên cạnh đó, mối lưu tâm ngày càng tăng về an toàn thực phẩm đòi hỏi thức ăn cho heo phải có phẩm chất cao để bảo đảm thịt an toàn. Người chăn nuôi chuyển hướng từ cám heo thông thường đến các loại cám chất lượng cao, có chức năng cải thiện hệ miễn dịch của động vật, kháng lại các bệnh đặc hữu cũng như giảm nguy cơ rối loạn trao đổi chất, nhiễm độc acid, bị thương và nhiễm trùng. Hơn thế nữa, sự gia tăng của nhu cầu thịt heo hữu cơ của người tiêu dùng ở các nước phát triển, cùng với việc áp dụng các phương thức chăn nuôi heo mới và duy trì tiêu chuẩn chăn nuôi cao tạo ra một triển vọng tốt đẹp cho thị trường cám heo toàn cầu.
Ngọc Thạch (Theo Feedandadditive)
- xu hướng tiêu thụ thịt li>
- ngành công nghiệp thịt lợn li>
- xu hướng chăn nuôi li>
- ngành công nghiệp heo li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất