Doanh thu thức ăn thú cưng của Việt Nam năm 2023 chỉ đạt 125 – 130 triệu USD/năm, chưa đáng kể so với tổng doanh thu 200 tỷ USD trên thế giới.
Đánh giá về lĩnh vực thức ăn dành cho thú cưng tại Việt Nam so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn De Heus cho hay, ngành công nghiệp sản xuất thức ăn thú cưng ở Việt Nam có thể nói còn non trẻ.
Theo đánh giá của các tổ chức theo dõi và phân tích thị trường, doanh thu từ thức ăn thú cưng của Việt Nam năm 2023 chỉ đạt 125 – 130 triệu USD/năm, chưa đáng kể so với tổng doanh thu 200 tỷ USD trên thế giới.
Nếu so với các các quốc gia trong khu vực đã có truyền thống phát triển lâu đời, ví dụ như Bắc Mỹ, châu Âu thì tỷ lệ gia đình sở hữu thú cưng ở Việt Nam còn rất thấp. Bên cạnh đó, tỷ lệ thú cưng sử dụng thức ăn công nghiệp trọn vẹn chỉ chiếm khoảng 5 – 6% trên tổng số lượng thú cưng hiện nay tại Việt Nam.
Còn nếu so với các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và khu vực Đông Nam Á, thị trường thức ăn chăn nuôi thú cưng của Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Tuy nhiên, những năm gần đây cũng đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ, mở ra kỳ vọng cho thức ăn thú cưng nói riêng, ngành thú cưng nói chung tại Việt Nam trong thời gian tới.
Nắm bắt được thị hiếu và xu hướng phát triển của thị trường thức ăn thú cưng đầy tiềm năng, từ vị thế nhà cung cấp dinh dưỡng động vật hàng đầu trong thị trường thức ăn chăn nuôi độc lập tại Việt Nam, Tập đoàn De Heus tiếp tục mở rộng phạm vi phục vụ sang lĩnh vực thức ăn dành cho thú cưng với thương hiệu Truoo Pet Care.
Sự ra đời của Truoo Pet Care cũng được xem là một bước ngoặt của lĩnh vực thực phẩm và chăm sóc thú cưng trong nước.
Ông Nguyễn Quang Hiếu cho hay, De Heus là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dinh dưỡng động vật, đã có bề dày lịch sử. Năm nay, De Heus kỷ niệm 113 năm ngày thành lập. Hiện, De Heus có nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản tại hơn 30 quốc gia và phân phối sản phẩm đến hơn 80 quốc gia trên thế giới.
Đối với lĩnh vực thức ăn thú cưng, De Heus cũng đã có bề dày phát triển tại khu vực Nam Âu, cụ thể là tại các nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italy…
Riêng tại thị trường Việt Nam, ngay từ những năm 2008, 2009 khi bắt đầu đầu tư, De Heus đã quan tâm đến lĩnh vực thức ăn cho thú cưng. Tuy nhiên, trong thời gian đó quy mô thị trường tại Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á còn quá nhỏ.
Từ năm 2008 trở đi, De Heus đã bắt đầu đầu tư nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm làm sao cho phù hợp với các giống loài, điều kiện môi trường, tập quán chăn nuôi, điều kiện khí hậu, thời tiết tại Việt Nam.
“Với mong muốn làm sao để có thể đưa ra thị trường những sản phẩm phù hợp nhất, chúng tôi đã tích lũy rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng động vật”, ông Hiếu chia sẻ.
Tập đoàn De Heus tiếp tục mở rộng phạm vi phục vụ sang lĩnh vực thức ăn dành cho thú cưng với thương hiệu Truoo Pet Care. Ảnh: Hồng Thắm.
Cũng theo ông Hiếu, hiện De Heus đã có các phòng thí nghiệm về dinh dưỡng trải dài khắp các châu lục, quốc gia trên thế giới. Đây cũng là một trong những yếu tố để hỗ trợ De Heus rất nhiều trong việc phát triển sản phẩm những năm vừa qua.
Ông Hiếu tiết lộ, De Heus còn hợp tác với các nhà khoa học, chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành trên thế giới, đặc biệt tại các quốc gia phát triển.
Song song với đó, hiện các hệ thống nhà máy sản xuất của De Heus tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung cũng đang áp dụng các vấn đề liên quan đến công nghệ, kiểm soát các yếu tố trong sản xuất thức ăn, đặc biệt là vấn đề tự động hóa và công nghệ thông tin.
“Chúng tôi sử dụng tổng hòa tất cả kiến thức, kinh nghiệm, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực dinh dưỡng động vật vào trong việc phát triển sản phẩm thức ăn cho thú cưng đến ngày hôm nay”, ông Hiếu nhấn mạnh.
Hồng Thắm
Báo Nông nghiệp Việt Nam
- thức ăn thú cưng li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất