Dịch do virus corona đang ảnh hưởng tiêu cực tới ngành chăn nuôi gia cầm của Trung Quốc, và có thể khiến nhiều gia đình phá sản và rời khỏi ngành như đã từng xảy ra với những hộ nuôi heo trong hơn một năm qua.
Nguồn cung thiếu hụt và giá thịt heo tăng vọt tại Trung Quốc vì dịch tả heo châu Phi mang lại niềm hi vọng lớn cho người chăn nuôi gà tại quốc gia tiêu thụ protein lớn nhất thế giới trong năm nay.
Tuy nhiên, các biện pháp phong tỏa người và hàng hóa chưa từng diễn ra tại quốc gia châu Á nhằm ngăn chặn sự sự bùng phát của virus corona đã làm gián đoạn chu kì sống ngắn nhưng mãnh việt của những con gà, theo đó đe dọa tới sản lượng thịt tại Trung Quốc.
Sản lượng thịt gia cầm của Trung Quốc đã tăng 12% trong năm ngoái lên 22,39 triệu tấn, sau khi người chăn nuôi tìm cách thu hẹp khoảng cách từ nguồn cung thịt heo khan hiếm.
Theo Reuters, khoảng một nửa đàn gà của Trung Quốc được nuôi tại các trang trại tư nhân nhỏ với chỉ một hoặc hai bước trong chuỗi chăn nuôi gia cầm, thay vì những cơ sở đồng bộ.
Điều này khiến chúng trở nên nhạy cảm đối với những hạn chế về vận chuyển và thiếu hụt nguồn cung khi Bắc Kinh nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus corona mới.
Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết chủng virus corona mới với tên gọi SARS-CoV-2 đã khiến gần 2.600 người tại quốc gia châu Á thiệt mạng và 77.150 người nhiễm bệnh.
Nhiều tuyến đường làng trên khắp Trung Quốc vẫn bị chặn, bất chấp nỗ lực của chính phủ nhằm giảm khó khăn cho những ngành quan trọng như thực phẩm, vận chuyển thức ăn chăn nuôi và gia cầm.
Một số nhà máy thức ăn chăn nuôi và lò giết mở vẫn đóng cửa, trong khi những công ty khác đang bắt đầu mở cửa trở lại sau kì nghỉ kéo dài và hoạt động với công suất thấp. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực tới dòng chảy của chuỗi cung ứng, bắt đầu với việc bán những còn gà một ngày tuổi cho trang trại nhân giống, tiếp tục với chuỗi phân phối gà thịt cho người chăn nuôi, và kết thúc tại các lò giết mỏ. Toàn bộ quá trình kéo dài chưa đầy một năm.
“Mọi bước cần thực thiện một cách đồng bộ, nếu không sẽ dẫn tới tình trạng mất cân bằng”, bà Pan Chenjun, chuyên gia phân tích cấp cao tại Rabobank, nhận định.
Một người nuôi gà để giết mổ theo hợp đồng tên Pan Xingle tại huyện Yi, tỉnh Hồ Bắc vẫn đang chờ để giết mổ 16.000 con gà hơn 50 ngày tuổi.
Gà thịt được sử dụng làm nguyên liệu giá rẻ cho các chuỗi thức ăn nhanh và nhà ăn công cộng đạt trọng lượng tối đa là 2,6 kg trong khoảng 40 ngày.
Tuy nhiên, lò giết mổ chỉ mới hoạt động trở lại sau kì nghỉ kéo dài trong khi người chăn nuôi thì xếp hàng dài để giết mổ đàn gia cầm.
“Theo thông báo, tôi sẽ cần chờ ít nhất 10 ngày nữa”, ông Pan chia sẻ.
Như vậy, ông Pan sẽ không thể tái đàn trong một thời gian dài, và đồng thời ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của khoảng 45 triệu người nuôi gà bố mẹ trên khắp Trung Quốc.
Giá bán đang thấp hơn chi phí bỏ ra
Giá bán gà một ngày tuổi của các trại chăn nuôi giống đang ở mức thấp hơn chi phí, dao động trong khoảng 1,4 – 2 nhân dân tệ/con. Giá trung bình một con gà con trong năm ngoái là 6,8 nhân dân tệ/kg.
Ông Zhang Yangguang, giám đốc trang trại nuôi giống Trung tâm Gia cầm Beijing Lvyan, cho biết ngay cả khi ông có thể bán đàn heo con, các tuyền đường làng vẫn đang bị chặn, và ô tô tải không thể ra hoặc vào.
Tồi tệ hơn là hầu hết nhà giết mổ ở phía đông bắc và tây bắc Trung Quốc vẫn đóng cửa, vì vậy ông không thể tiêu huỷ những con gà không đạt chuẩn.
“Toàn bộ thị trường đang đóng cửa”, ông cho biết và ước tính công suất giết mổ hiện chỉ ở khoảng 30%.
Nếu tình trạng này kéo dài cho tới hết tháng 2, nó có thể khiến những cơ sở như của ông Zhang phải phá sản, và tác động sẽ lan sang cả cơ sở nuôi gà bố mẹ để sản xuất gà con, theo chuyên gia của Rabobank.
Vì trường học và nhiều nhà máy, nhà hàng vẫn đóng cửa, sản lượng thịt gà và trứng thấp sẽ không gây ảnh hưởng nhiều, nhưng một khi thị trường hoạt động trở lại, nguồn cung có thể sẽ bị thắt chặt.
Tác động của nó có thể được nhìn thấy rõ hơn vào quí II và quí III năm nay, một quan chức bộ nông nghiệp Trung Quốc cho biết vào tuần trước.
Lyly Cao
Nguồn: VietnamBiz
- Trung Quốc li>
- ngành gia cầm li>
- Corona li> ul>
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
Tin mới nhất
T4,13/11/2024
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất