[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nhìn vào các yếu tố quan trọng, những chuyên gia cho rằng 2020 sẽ là năm ổn định của ngành thức ăn chăn nuôi, không chỉ vì nguồn nguyên liệu ít biến động, mà còn do sự nhạy cảm khi ngành chăn nuôi vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục hoàn toàn.
Dự báo của Rabobank về dự báo tiềm năng thức ăn chăn nuôi năm 2020
Các nhà phân tích tại Rabobank đã có những lưu ý rằng, thời tiết cực đoan có thể tạo ra sự mất cân bằng cho nông nghiệp ở một số khu vực nhất định. Nhìn vào Bắc Mỹ, nhóm nghiên cứu cho biết khi nhu cầu xuất khẩu ngô của Mỹ giảm trong năm thứ hai liên tiếp và với diện tích dự kiến cao hơn vào năm tới, giá ngô sẽ ở mức dưới 4,00 USD/giạ vào năm 2020. Dự trữ đậu tương cho đầu năm 2020 đang ở mức thấp so với 2019, và dự kiến nông dân trồng đậu tương sẽ được chính phủ Mỹ hỗ trợ chi phí từ đầu năm 2020.
“Chúng tôi hy vọng diện tích gieo trồng sẽ tăng cao do nhu cầu, nhưng giá có thể vẫn thấp nếu chiến tranh thương mại Mỹ- Trung tiếp diễn.”
Đối với thị trường Brazil, họ cho biết xuất khẩu các loại ngũ cốc dự kiến sẽ được hưởng lợi từ đồng USD đang mạnh, điều này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của Mỹ trên thị trường quốc tế và tăng nhu cầu đối với ngô Brazil. Tuy vậy, Brazil sẽ đối mặt với tình trạng xuất khẩu đậu tương có thể trở nên ảm đạm nếu Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận thương mại. Trong trường hợp này, Brazil có thể đấu tranh nhằm kiểm soát nguồn cung, hoặc sử dụng đậu tương nghiền làm nguồn ngũ cốc chính nội địa nhằm hạn chế xuất khẩu giá thấp.
Nhìn sang châu Âu, thu hoạch lúa mì và lúa mạch dự kiến sẽ tốt hơn dự kiến khác như Mỹ, Canada, Vùng Biển Đen và Argentina vào năm 2020.
Chăn nuôi 2020 – Một trang mới
Justin Sherrard, chiến lược gia protein động vật toàn cầu tại RaboResearch Food & Agribusiness, cho biết có khả năng sẽ tiếp tục mất cân đối trên thị trường protein động vật toàn cầu vào năm tới. “Bên cạnh tác động của Dịch tả châu Phi (ASF), nhiều tranh chấp và vấn đề thương mại đang gây ra sự không chắc chắn cho protein động vật toàn cầu, với chiến tranh thương mại Mỹ-Trung rõ ràng nhất, nhưng đây không phải là bất ổn thương mại duy nhất. Các nguồn protein thay thế thịt đang gia tăng, nhưng không thể mong chờ chúng sẽ sớm giúp ổn định tình hình toàn cầu.”
ASF tiếp tục ghi dấu vào ngành chăn nuôi của Trung Quốc năm 2020
Bắc Mỹ: Rabobank dự kiến sản lượng cho tất cả các loài sẽ tăng vào năm 2020 – dẫn đầu là thịt heo, tiếp theo là thịt gia cầm và cuối cùng là thịt bò. Trong khi tiêu dùng trong nước sẽ tăng trưởng, xuất khẩu sẽ bị đặt dưới áp lực phải tăng lượng nhanh chóng để giúp người chăn nuôi giải bài toán đầu ra.
Brazil: Tăng trưởng sản xuất dự kiến cho tất cả các loài trong năm 2020. Cơ hội xuất khẩu là động lực chính, mặc dù nhu cầu trong nước cũng đang được cải thiện.
Châu Âu: Sản xuất gia cầm và thịt heo đang được quy hoạch nhằm gia tăng nhanhchóng, được thúc đẩy bởi các cơ hội xuất khẩu. Sản xuất thịt bò dự kiến sẽ giảm.
Trung Quốc: ASF làm tiêu tan triển vọng, với sự sụt giảm hơn nữa trong sản xuất thịt heo vào năm 2020. Sản xuất sẽ tăng trưởng cho tất cả các loài khác, do tình trạng thiếu thịt lợn và giá cả ở mức cao.
Đông Nam Á: ASF đã ảnh hưởng đến sản xuất thịt heo và dự kiến sẽ lan rộng hơn nữa vào năm 2020, ảnh hưởng đến sản xuất. Sản lượng gia cầm sẽ một lần nữa tăng mạnh vào năm 2020, một phần để đáp ứng nhu cầu thịt trong giai đoạn ASF chưa bị triệt tiêu. Sản xuất thịt bò vẫn giữ nguyên, nhưng nhập khẩu đang tăng lên.
Úc và New Zealand: Kiểm kê chăn nuôi chặt chẽ ở Úc sẽ chứng kiến sản lượng thịt bò giảm và sản xuất thịt cừu ổn định vào năm 2020, với giá cả được giữ ổn định cho cả hai. Tại New Zealand, thịt cừu dự kiến sẽ tăng giá.
Hồ Khoa dịch từ
https://www.feednavigator. com/Article/2019/11/13/Fee
- ngành thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất