[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 02/08/2022, tại TP Hồ Chí Minh, Tổ chức Humane Society International (HSI) và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (TTKNQG) tổ chức “Hội thảo Phúc lợi động vật trong chuỗi cung ứng thực phẩm – Từ cam kết đến thực thi”.
Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cần thiết ban hành và thực thi chính sách phúc lợi động vật trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Sự hợp tác giữa các bên liên quan gồm người chăn nuôi – các nhà thu mua – cơ quan hoạch định chính sách và quản lý nhà nước trong toàn bộ chuỗi cung ứng đóng vai trò thiết yếu để thực thi thành công chính sách này. Sự kiện năm nay tiếp nối các hội thảo trực tuyến được tổ chức trong 2 năm vừa qua.
Hội thảo có sự tham gian gần 60 đại biểu hiện đang công tác trong ngành khách sạn, bán lẻ và chế biến thực phẩm (đã ban hành hoặc chưa ban hành chính sách phúc lợi động vật), các công ty sản xuất trứng và thịt heo, cơ quan quản lý nhà nước và các chuyên gia quốc tế đến từ tổ chức phi chính phủ. Sự tiếp nhận đóng góp chuyên môn từ các cơ quan, chuyên gia trong ngành, sự thống nhất trong quá trình thực thi trong nội bộ của mỗi doanh nghiệp, sự chia sẻ trao đổi và hợp tác với nhà cung cấp và các giải pháp cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng liên quan để thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang những mô hình chăn nuôi đạt chuẩn phúc lợi cao là những vấn đề chính được thảo luận tại Hội thảo.
Bà Thẩm Hồng Phượng, Giám Đốc HSI Việt Nam, phát biểu khai mạc hội thảo
Diễn giả đến từ các tập đoàn đa quốc gia như Tập đoàn Khách sạn Marriott và Tập đoàn Mondelez Kinh Đô Việt Nam chia sẻ chính sách phúc lợi động vật của Doanh nghiệp, đồng thời giải thích nguyên nhân tập đoàn ban hành chính sách này trong chuỗi cung ứng. Lộ trình thực thi chính sách phúc lợi động vật cũng được chia sẽ trong Hội thảo.
Công ty thực phẩm Vĩnh Thành Đạt, V.Food, giới thiệu mô hình sản xuất trứng không sử dụng chuồng lồng. Trại chăn nuôi được thiết kế và xây dựng đảm bảo cung cấp không gian cho gà đẻ di chuyển, tắm bụi, làm tổ và đào bới. V.Food tham gia vào xu hướng sản xuất trứng gà nhân đạo từ năm 2021 để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đến từ các tập đoàn thực phẩm.
Công ty Nguyên Khôi Xanh, một trong những công ty sản xuất thịt heo hiện đang chuyển sang nuôi heo nái theo nhóm thay cho hình thức nuôi chuồng cũi cưỡng bức có phần chia sẻ hành trình tại sao công ty lại có sự chuyển đổi này và kế hoạch nâng cao nhận thức, cũng như giáo dục thị trường sản phẩm thịt heo đạt chuẩn chăn nuôi nhân đạo do diễn giả Nguyễn Phương Thảo- Đồng sáng lập Công ty này thực hiện.
Tiến sĩ Hà Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phát biểu khai mạc “Phúc lợi động vật là một trong nội dung quan trong mà gần đây lãnh đạo ngành nông nghiệp rất quan tâm do sức ép cũng đến từ mối quan tâm toàn cầu đối với vấn đề này đang ngày càng tăng. Với vai trò đồng hành cùng người nông dân, tôi rất vui mừng khi thấy mức độ cam kết của các doanh nghiệp thực phẩm đối với phúc lợi động vật và những công ty sản xuất tiên phong đồng hành trong xu hướng này.Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cam kết sẽ hợp tác hơn nữa với HSI để hỗ trợ kết nối các công ty sản xuất và các bên liên quan khác, đặc biệt là với các cơ quan quản lý để thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang hướng chăn nuôi nhân đạo”.
Tiến sỹ Sara Shields, Giám đốc Khoa học Phúc lợi Động vật Trang trại, Tổ chức Humane Society International
Bà Lê Thị Hằng, Quản lý Chương trình Phúc lợi Động vật Trang trại khu vực Đông Nam Á của Tổ chức HSI cho biết: “Chúng tôi rất vui vì những phản hồi tích cực từ sự kiện này và mong muốn tiếp tục thúc đẩy đối thoại và hợp tác cởi mở giữa các bên liên quan trong nước, kết nối chuyển giao kiến thức và kỹ thuật từ các chuyên gia quốc tế để cải thiện phúc lợi động vật trang trại tại Việt Nam”.
Trên thế giới, mỗi năm có hơn 6 tỷ gà mái và ước tính khoảng 75 triệu hep nái nuôi nhốt trong lồng và chuồng củi. Trong hệ thống chuồng nuôi chật hẹp này, chúng không thể thể hiện những hành vi tự nhiên như di chuyển một vài bước hoặc thậm chí là duỗi chân. Những con vật này phải chịu đựng rất nhiều hậu quả vì phải trải qua gần như cả cuộc đời trong những điều kiện hạn chế về thể chất và hành vi.
Các chuyên gia chính sách và khoa học từ HSI đã chia sẻ các chủ đề khoa học phúc lợi động vật và các công cụ được nghiên cứu và rút ra từ nhiều năm kinh nghiệm của tổ chức để hỗ trợ các công ty và nhà sản xuất thực hiện quá trình chuyển đổi. Ngoài ra, đại biểu tham dự cũng được cập nhật thông tin về quá trình này ở Malaysia và áp dụng ở thị trường Việt Nam.
Phúc lợi động vật được xem là một vấn đề trách nhiệm xã hội đối với các công ty ở Việt Nam và trên thế giới, dẫn đến sự thay đổi lớn trong ngành công nghiệp thực phẩm theo hướng tìm nguồn cung ứng các sản phẩm động vật có đạo đức hơn. Hàng chục công ty đứng đầu ngành thực phẩm tại Việt Nam bao gồm Mondelez International Kinh Đô Việt Nam, Marriott International, Unilever, Fusion, 4P’s và Accor đã cam kết chỉ sử dụng trứng từ những mô hình phúc lợi động vật cao.
Ban tổ chức chứng tôi hy vọng trong thời gian tới các trang trại chăn nuôi sẽ đảm bảo phúc lợi động vật sẽ được mở rộng hơn và giá trị sản phẩm chăn nuôi ngày càng được tăng cường hơn.
Về Tổ chức Humane Society International (HSI)
Đã và đang thúc đẩy phúc lợi động vật ở hơn 50 quốc gia, Humane Society International hoạt động trên toàn cầu để hài hoà mối quan hệ giữa con người và động vật, cứu hộ và bảo vệ chó mèo, cải thiện phúc lợi động vật trang trại, bảo vệ động vật hoang dã, thúc đẩy thử nghiệm và nghiên cứu không gây tàn ác trên động vật, ứng phó với thiên tai và ngăn chặn sự tàn ác đối với động vật dưới mọi hình thức.
Tìm hiểu thêm về HSI tại hsi.org.
Theo dõi HSI trên. Twitter, Facebook và Instagram.
Tìm hiểu thêm về Trung Tâm Khuyến nông quốc gia tại: khuyennongvn.gov.vn
P.V
Liên hệ truyền thông
Humane Society International: Lê Thị Hằng [email protected]
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia: Nguyễn Duy Điều: [email protected]
- phúc lợi động vật li>
- trung tâm khuyến nông quốc gia li>
- HSI li> ul>
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Ngành thú y kiểm soát tốt dịch bệnh giúp chăn nuôi tăng trưởng 5,2 – 5,5%
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Bình Định: An Lão phát triển chăn nuôi trâu, bò
Tin mới nhất
T7,04/01/2025
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Ngành thú y kiểm soát tốt dịch bệnh giúp chăn nuôi tăng trưởng 5,2 – 5,5%
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất