Điều đáng lo ngại nhất đối với bà con chăn nuôi trong đợt nắng nóng này chính là bất ổn nguồn điện. Có những gia đình chăn nuôi lợn bị chết cả đàn vì hệ thống làm mát mất vì nguồn điện bất ổn.
Đó là chia sẻ của ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) với báo chí về đợt nắng nóng trên diện rộng diễn ra mấy ngày gần đây.
Theo ông Chinh, nắng nóng như hiện nay sẽ có ảnh hưởng nhất định tới ngành chăn nuôi, ảnh hưởng tới sinh lý của vật nuôi. Đặc biệt, những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi trâu, bò theo kiểu chăn thả,… là những hộ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Thực tế, có những gia đình chăn nuôi lợn đã bị chết cả đàn vì mất điện.
Nắng nóng ảnh hưởng nhiều đến ngành chăn nuôi
Ông Chinh cũng cho hay, lường trước được diễn biến của thời tiết, phía Cục Chăn nuôi đã có công văn gửi các tỉnh, thành phố để chủ động ứng phó với nắng nóng cho gia súc, gia cầm. Theo đó, các địa phương tập trung nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, đào ao tích nước cho gia súc. Hướng dẫn người dân chăm sóc vật nuôi, gia súc, gia cầm,… trong điều kiện khô hạn, tiết kiệm nước, chuẩn bị thức ăn, nước uống, tận mọi nguồn nước dùng để làm nước uống cho gia súc, gia cầm.Hầu hết các trang trại lớn đều có hệ thống làm mát, do vậy, không ảnh hưởng nhiều tới chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, đối với các hộ chăn nuôi chưa có hệ thống làm mát, ông Chinh khuyến cáo, cần tăng cường quạt, hệ thống phun sương. Đối với trâu bò chăn thả, cần bổ sung nước và muối để tăng cường sức đề kháng. Bà con chăn nuôi cũng cần chuẩn bị máy phát điện, máy nổ để đề phòng mất điện.
Những ngày khô hạn, thực hiện chế độ chuyển bữa ăn, thức ăn tinh, thức ăn hỗn hợp thường chuyển sang cho ăn vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tăng cường khẩu phần ăn xanh như rau cỏ tươi, củ, quả và các loại vitamin,… tăng cường khẩu phần đạm, giảm tinh bột, mỡ, đường trong khẩu phần đối với từng loại gia súc, gia cầm.
Đảm bảo thường xuyên có đủ nước cho gia súc, gia cầm uống, không làm ẩm ướt nền chuồng và khống chế lượng nước uống cho đàn gia súc, gia cầm vừa đủ để tránh lãng phí. Lắp các thiết bị van nước tự động để luôn cấp đủ nước sạch cho gia súc, gia cầm uống nếu có điều kiện.
Cụ thể, đối với chăn nuôi lợn, Cục khuyến cáo mật độ nuôi nhốt lợn thịt nên ở mức 2 mét vuông/con, lợn nái thì 3-4 mét vuông/con. Ngoài ra, cần cho lợn uống đủ nước; ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi nếu có điều kiện để tiết kiệm 80% nước tắm lợn và nước rửa chuồng trại kết hợp với các biện pháp chống nóng.
Với gia cầm, nuôi nhốt với mật độ từ 50-60 con/m2 với gà nhỏ, gà trọng lượng từ 2-3kg nhốt 7-10 con/m2; nếu nóng quá có thể thả ra vườn, gốc cây quanh chuồng.
Với chăn nuôi đại gia súc như đối với trâu, bò, dê, cừu chăn thả thì những ngày trời nắng nóng, buổi sáng đi chăn thả sớm và về sớm, buổi chiều chăn thả muộn, về muộn.
Sau những đợt khô hạn kéo dài, đàn gia súc thường mệt mỏi, tăng tỷ lệ mắc bệnh cao, giảm lượng sữa, trứng,… Vì vậy cần có kế hoạch bổ sung khoáng, vitamin và dinh dưỡng theo tiêu chuẩn.
Bảo Phương
Nguồn: vietnamnet
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Roadshow giới thiệu triển lãm Petfair Vietnam 2025
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2024 tăng 34,8%
- Vừa chống nhập lậu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
Tin mới nhất
T4,18/12/2024
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Tăng cường giám sát dịch bệnh động vật, mở rộng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2024 tăng 34,8%
- Vừa chống nhập lậu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất