Ngày Trứng thế giới năm 2021 - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Ngày Trứng thế giới năm 2021

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày thứ Sáu, tuần thứ 2 của tháng 10 năm 2021 là Ngày Trứng thế giới.

    2021 cũng là năm Kỷ niệm lần thứ 25 năm Ngày Trứng thế giới

     

    Năm nay, cùng với hơn 150 nước trên thế giới, chúng ta tổ chức kỷ niệm NGÀY TRỨNG THẾ GIỚI (World Egg Day) trong điều kiện rất đặc biệt khi dịch bệnh Covid – 19 đang diễn ra khá phức tạp trên toàn thế giơi, ảnh hưởng trầm trong tới tình hình sản  xuất, hoạt động thương mại và sức tiêu thụ trứng và các sản phẩm từ trứng. Nhiều dự án đầu tư quy mô lớn liên quan tới phát triển ngành công nghiệp Trứng cũng tạm dừng…

     

    Theo số liệu công bố của FAO, trong thập niên 2008 – 2018, sản xuất trứng toàn cầu đã liên tục tăng trưởng với tốc độ tăng khá cao: 

    Sản lượng trứng toàn cầu tăng hàng năm là 2,2%, đạt 76,7 triệu tấn năm 2018; và tăng 25% trong thập niên qua. Năm 2019, sản lượng trứng đã vượt 82,17 triêu tấn, tăng trên 7% so năm 2018. Kể từ năm 1990, sản lượng trứng toàn cầu đã tăng hơn 100%.

     

    Nếu xét về tỷ lê tăng trưởng của chủng loại protein động vật thì trứng gia cầm  qua 20 năm có mức tăng mạnh thứ hai sau thịt gia cầm:

     

     

    Sản lượng năm 2009

    (triệu tấn)  

    Sản lượng năm 2018

    (triệu tấn)     

    Mức tăng

    (%/năm)

    Thịt bò

    62,9

    67,3

    0,7

    Thịt lợn

    106,1

    120,8

             1,4

    Thịt dê cừu

    8,5

    9,8

    1,5

    Thịt gia cầm

    92,4

    124,4

    3,5

    Trứng gia cầm

    62,9

    76,7

    2,2

     

    FAO cũng thống kê được năm 2018 tổng số gà đẻ trứng toàn cầu là 6,0 tỷ con gà đẻ và tổng số lao động làm việc cho ngành công nghiệp trứng gia cầm là 4 triệu người.

     

    Trung Quốc luôn là nước sản xuất nhiều trứng nhất thế giới, chiếm tỷ lệ 34%. Tổng sản lượng trứng năm 2018 nước này đạt 466 tỷ quả; tiếp đến là EU, Mỹ và Ấn Độ. Cả 4 khu vực dẫn đầu này sản xuất gần 60% sản lượng trứng toàn cầu. Danh sách 10 nước và khu vực sản xuất trứng hàng đầu (Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Brazil, Liên Bang Nga, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ đã chiếm 76% tổng sản lượng trứng của thế giới).

     

    Có sự khác biệt khá lớn trong việc tiêu thụ trứng giữa các quốc gia. Năm 2018, trung bình toàn cầu tiêu thụ 161 quả trứng/người/năm. Con số này cao hơn 1,14% so với năm trước (2017) và tăng 9,09% so với 10 năm trước Nhóm 10 nước dẫn đầu về tiêu thụ trứng/người là: Nhật Bản, Paraguay, Trung Quốc, Mexico, Ukraina, Malaysia, Brunei, Slovakia, Belarus, Liên Bang Nga. Trong đó có đa số các nước có mức tiêu thụ: trên/hoặc bằng 300 trứng/người/năm.

     

    Trong lịch sử phát triển của ngành công nghiệp trứng, mức tiêu thụ trung bình đầu người đạt mức cao nhất là 9,68 kg vào năm 2018 và mức thấp nhất là 4,54 kg vào năm 1963, tăng trưởng trung bình hàng năm lên tới 1,33% kể từ năm 1961.

     

    Hiện chưa công bố thống kê cụ thể nhưng FAO nhận đinh : Mức tiêu thu trứng/ người các năm gần đây (2019, 2020) vẫn tăng trên phạm vi toàn cầu và mức tăng hàng năm là trên 2%.

     

    Trứng gia cầm đang là ngành hàng sản xuất nguồn protein động vật có giá trị dinh dưỡng tuyệt vời, giá cả hợp lý, tiện bảo quản, vận chuyển ,đa dạng trong chế biến, với mức tăng trưởng cao và tăng khá ổn định trên thế giới.

     

    Việt Nam là quốc gia còn nhiều dư địa phát triển ngành công nghiệp trứng

     

     Từ đầu thập niên 2000, ngành công nghiệp trứng gia cầm nước ta bắt đầu thời kỳ phát triển. Hầu như liên tục có sự tăng trưởng qua từng năm về sản lượng trứng. Trong đó giai đoạn 2015-2020 có mức tăng trưởng khá ấn tượng, so với năm trước: năm 2015 sản lượng trứng đã tăng trên 7,5%, năm 2016 tăng 6,44%, năm 2017 tăng 12,6%, 2018 tăng 9,47%, năm 2019 tăng 18,1%, năm 2020 tăng 13,34%.

     

     Sản lượng trứng: năm 2020 so với năm 2011 đã tăng 2,018 lần, trung bình tốc độ tăng trưởng về chỉ tiêu sản lượng trứng trong 10 năm từ 2011-2020 là 9,33%, mức tăng cao nhất trong toàn bộ các loại sản phẩm sản xuất của ngành chăn nuôi.

     

    KẾT QUẢ SẢN XUẤT TRỨNG GIA CẦM THẬP NIÊN 2011-2020

     

    Tiêu thụ trứng /người/năm tăng gần 2 lần trong 10 năm (2011:78 qủa trứng/người, 2021: 149,37 quả trứng/người, tương đương tăng 1,951 lần. Đây có thể ghi nhận là kỳ công và đóng góp đáng quý của ngành gia cầm trong việc nâng cao chất lượng sống cho người Việt.

     

    Nguyên nhân chủ yếu do người tiêu dùng đã quan tâm sử dụng trứng gia cầm trong bữa ăn hàng ngày, nhất là cho các đối tượng như trẻ em, người già, cũng do thu nhập dần cao hơn. Nhiều bếp ăn của các khu công nghiệp hình thành, du lịch phát triển nhanh. Xuất hiện nhiều cơ sở chăn nuôi gà, vịt lấy trứng có đầu tư con giống nhập ngoại có năng suất cao, áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng tiên tiến…

     

    Thập kỷ 2011-2020 còn đánh dấu sư hình thành hệ thống chăn nuôi gà công nghiệp đẻ trứng với quy mô lớn, công suất sản xuất trên 500 ngàn tới trên 1 triệu trứng/ngày. Gà được nuôi trong lồng tại các chuồng hiện đại, khép kín (chuồng lạnh), có hê thống cấp nước, thức ăn, tạo ẩm, thông gió hiện đai. Toàn bộ được tự động hóa và ứng dụng công nghiệp 4.0. Trứng được chuyển qua dây chuyền xử lý hiện đại để lựa chọn, phân loại, bao gói trước khi chuyển đến các quầy bán thực phẩm, các siêu thị.

     

    Có thể kể đến các cơ sở như của Công ty Gia cầm Hòa Phát, Ba Huân, Emivest, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, Công ty San Hà, Tập đoàn Dabaco, Công ty Vĩnh Thành Đạt,  Công ty Năm Hưởng, Công ty An Tỷ, Công ty TAFA…Một số doanh nghiệp nuôi gà đẻ trứng siêu lớn như Công ty TNHH QL Việt Nam, Công ty Viet Swan, Công ty gia cầm Hòa Phát, sắp tới là Công ty Mebi Farm…khi đi vào hoạt động đúng công suất thiết kế sẽ góp phần tăng nhanh rất nhiều sản lượng trứng tại Việt Nam, đủ phục vụ nhu càu tiêu dùng ngày càng tăng trong nước và xuất khẩu quy mô lớn.

     

    Nhiều công ty ngoài việc cung cấp trứng tươi, còn xây dựng dây chuyền chế biến trứng như sản xuất bột trứng sấy khô, trứng vịt muối xuất khẩu, trúng vịt kho, trứng gà tiềm, trứng bắc thảo ăn liền, trứng gà xông khói kiểu Hàn Quốc …để đa dạng hóa sản phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tâp đoàn Dabaco đã sản xuất sản phẩm trứng gà Omega 3, trứng gà DHA, trứng gà vỏ xanh, trứng gà ăn liền Devi…

    Sản phẩm trứng gà Omega 3 của Tập đoàn Dabaco

     

    Công ty Năm Hưởng, Công ty Vĩnh Thành Đat, với sự hỗ trợ của Tổ chức Human Society International (HSI) đang triển khai Dự án chăn nuôi gà đạt chuẩn nhân đạo, nuôi gà đẻ trứng không dùng chuồng lồng.

     

    Kể từ năm 2019, do Dịch tả lợn châu Phi bùng phát mạnh, gây thiệt hại to lớn cho ngành chăn nuôi lợn, Bộ NN&PTNT đã khuyến khích nhiều cơ sở, trang trại chuyển sang chăn nuôi gà thịt và gà đẻ trứng để bù đắp một phần thiếu hụt thịt lợn, hạn chế tăng giá lợn, ảnh hưởng tiêu dùng và duy trì an sinh. Tuy nhiên, ngươi tiêu dùng chưa thể giảm ngay thói quen sử dung nhiều thit lợn. Sản phẩm gia cầm trong đó có thit gà và trứng gà rơi vào khủng hoảng cung vượt cầu, phải giảm giá bán và người nuôi gà bị thua lỗ lớn, kéo dài hầu như cả năm 2020 và cả 4 tháng đầu năm 2021 phải bán dưới giá thành. Do nhiều người nuôi phải hạn chế tăng đàn nên từ giữa tháng 5/2021 khi nhu cầu tăng lên, giá trứng gà tăng dần và tăng cao từ đầu tháng 7/2021. Người nuôi gà trứng có lãi khá.

     

    Nguyên nhân giá trứng tăng trong thời gian qua là cung không đủ cầu, do cả năm 2020 và các tháng đầu năm 2021 người nuôi phải bán dưới giá thành, nhu cầu tiêu dùng cũng ảnh hưởng do Covid 19, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao liên tục…nên tái đàn, tăng đàn gà trứng bị hạn chế. Nhưng do phải thực hiện giãn cách kéo  dài trong khi khả năng vân chuyển thực phẩm bị hạn chế do thiếu phương tiện, thủ tục phát sinh nhiều, cơ sở giết mổ dừng hoạt động thì trứng gà là mặt hàng thuận lợi hơn cả do vận chuyển dễ hơn, lại là sản phẩm dễ bảo quản, dự trữ thuận tiện, đa dạng chế biến, giá trị dinh dưỡng cao…Nhu cầu tiêu thụ trứng mấy tháng giãn cách đã tăng 20-30% so với lúc bình thường tại 2 thành phố lớn nhất nước là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội và tại môt số khu công nghiệp khác. Đây có thể là xu hướng mới cho thị trường tiêu thụ trứng gà, mà chính do các lợi thế của ngành sản xuất trứng mang lại.

     

    Sản xuất trứng gia cầm ngày càng được quan tâm, không những ở nước ta mà cả trên pham vi toàn cầu. Nhất là trong điều kiện phức tạp của dịch bệnh Covid -19, giá TACN còn tăng cao, biến đổi phức tạp của thời tiết, khí hậu. Cơ hội phát triển nhanh hơn ngành sản xuất trứng gia cầm, nhất là trứng gà là khá lớn. Tại nước ta, mức tiêu thụ trứng trên đầu người hàng năm lại đang ở mức rất khiêm tốn trong khi thu nhập ngày càng tăng. Như vậy sẽ cần nhiều trứng hơn cho tiêu dùng.

     

    Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2025-2030 của nước ta đã được Chính phủ phê duyệt, trong đó sẽ là cơ hội để chúng ta tăng sản lượng trứng mạnh hơn giai đoạn vừa qua.

     

    KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TRỨNG GIA CẦM THẬP NIÊN 2021-2030

     

     

    Chính phủ đã phê duyệt Kế hoach Phát triển đối với sản xuất và tiêu thụ Trứng gia cầm đến năm 2030 như sau:

     

    • Đến năm 2025 đạt sản lượng trúng 18-19 tỷ quả, bình quân tiêu thụ 180-190 quả trứng/người.
    • Đến năm 2030 đạt sản lượng trứng 220-230 tỷ quả, bình quân tiêu thụ 220-225 quả trứng/người.

     

    Như vậy, tới năm 2030, người Việt sẽ tiêu thụ trứng binh quân trên 220 trứng/người/năm, vào nhóm nước có ngành chăn nuôi gia cầm phát triển và đời sống khá. Cao hơn mức bình quân trứng/người toàn cầu là mơ ước chúng ta sẽ đạt được trong thập kỷ tới.

     

    TS Đoàn Xuân Trúc

    Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam

    Ngành công nghiệp trứng cần tổ chức lại theo cơ chế thị trường

     

    Để đạt được mục tiêu cao cả này, ngành công nghiệp trứng cũng cần được tổ chức lại theo cơ chế thị trường, nhanh chóng hạn chế được rủi ro do tình trạng cung vượt cầu, được mùa mất giá; cần sớm hình thành và tổ chức sản xuất, kinh doanh theo chuỗi khép kín. Các doanh nghiệp cần giữ vai trò chủ đạo và cầu nối. Cần thông tin minh bạch và thường xuyên kết nối. Mở rộng thị trường tiêu thu trong nước và tiếp cận thị trường xuất khẩu trứng gà và các sản phẩm từ trứng, trước mắt là các nước khu vưc châu Á.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.