Dựa vào tiềm năng, lợi thế sẵn có cũng như giá cả, đầu ra ổn định, thời gian qua, anh Trần Thanh Quang, xóm Trung Thịnh, xã Nghĩa Hiếu (Nghĩa Đàn) đã đưa giống dê lai Boer về nuôi.
Giống dê Boer là giống dê ngoại nhập có nguồn gốc Nam Phi. Đây là loại dê có nhiều điểm nổi trội như dễ nuôi, phàm ăn, lớn nhanh, cho sản lượng thịt nhiều, mỗi con dê Boer trưởng thành nặng từ 80 – 100kg.
Từ những ưu điểm đó, năm 2021, gia đình anh Quang đã quyết định tìm hiểu và học hỏi kỹ thuật nuôi. Sau khi có kiến thức, anh Quang mạnh dạn đầu tư làm chuồng trại mua đàn dê giống 34 con về nuôi thử nghiệm, trong đó có 15 con sinh sản. Nhờ chịu khó học hỏi, áp dụng đúng quy trình chăm sóc, đàn dê phát triển thuận lợi.
Hiện trang trại của anh Trần Thanh Quang, xóm Trung Thịnh, xã Nghĩa Hiếu đang nuôi với quy mô 50 con dê thương phẩm giống dê Boer lai lấy thịt. Ảnh: Minh Thái
Anh Quang chia sẻ: Giống dê lai Boer có sức đề kháng cao, ít bệnh và tầm vóc cao hơn rất nhiều với giống dê cỏ địa phương. Lựa chọn giống dê đực để vỗ béo nên chọn những con có ngoại hình khỏe mạnh, vạm vỡ, bốn chân vững chắc, nhanh nhẹn, có bộ lông bóng mượt.
Đặc biệt, nuôi dê Boer lai chi phí đầu tư không nhiều, lớn rất nhanh, cho sản lượng thịt lớn, năng suất cao nên người nuôi nhanh thu hồi được vốn. Dê Boer cũng khá mắn đẻ, giá cao, đầu ra ổn định, thị trường tiêu thụ mạnh. Sau khi lai tạo giống, đàn dê của gia đình có lợi nhuận cao hơn so với chăn nuôi các giống dê thông thường.
Để nuôi dê nhốt chuồng đạt hiệu quả, anh Quang đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng chuồng trại và phòng, chống dịch bệnh cho chúng. Hiện trang trại anh đang nuôi với quy mô 50 con dê Boer lai lấy thịt.
Với số lượng dê như vậy, anh tách ra làm 3 chuồng, mỗi chuồng rộng khoảng 25m2, làm bằng gỗ tạp, lợp mái tôn đảm bảo thông thoáng, tránh nắng nóng, mưa tạt, gió lùa. Sàn chuồng cách mặt đất từ 1 – 2m, cùng với đó là thường xuyên vệ sinh chuồng trại và tiêu độc khử trùng, phòng tránh bệnh cho dê.
Đối với giống dê Boer lai, chỉ nuôi vỗ béo khoảng 3 – 3,5 tháng đã được xuất chuồng. Do đó, anh Quang đầu tư trồng hơn 3 sào cỏ voi, cung cấp thêm thức ăn như thân cây chuối, cám, ngô, mỗi ngày cho dê ăn 3 lần.
Dê nhanh lớn, sau 5 – 6 tháng đã đạt trọng lượng từ 32 -35 kg/con. Ảnh: Minh Thái
Cũng theo anh Quang, mặc dù dê đẻ không nhiều con hơn so với giống dê Bách Thảo, song bù lại dê con to, đạt trọng lượng từ 3 – 4 kg ngay lúc mới sinh. Dê nhanh lớn, sau 5 – 6 tháng đã đạt trọng lượng từ 32 – 35 kg/con. Trong khi đó, dê Bách Thảo chỉ đạt trọng lượng khoảng 18 – 20 kg/con.
Mặt khác, giá dê giống và dê thịt Boer cũng cao hơn dê Bách Thảo. Nhờ chịu khó tìm tòi, đến nay anh đã nắm được nhiều bí quyết nuôi dê và trở thành người tiên phong phát triển mô hình nuôi dê lai Boer vỗ béo ở địa phương. Anh cũng sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật cho người dân quanh vùng muốn khởi nghiệp từ mô hình nuôi dê.
Mặc dù mới được triển khai nhưng mô hình nuôi dê lai Boer của gia đình anh Trần Thanh Quang đã mang lại kết quả khả quan. Đây cũng là mô hình được UBND xã Nghĩa Hiếu lựa chọn để nhân rộng mô hình, giúp nâng cao kinh tế nông nghiệp cho người dân.
Cán bộ xã tham quan mô hình dê Boer lai của gia đình anh Quang. Ảnh: Minh Thái
Ông Hữu Như Ngọc – Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hiếu cho biết: “Mô hình nuôi dê Boer lai của gia đình anh Quang được xây dựng bài bản. Dê được chăn nuôi sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh nên thị trường rất ưa chuộng. Mô hình nuôi này đã mang lại thu nhập cao cho gia đình anh Quang. Từ những mô hình này, xã sẽ tổ chức cho các hội viên nông dân tham quan, học tập để nhân rộng”.
Với niềm đam mê làm giàu trên chính quê hương của mình, trong thời gian tới anh Quang dự định sẽ mở rộng quy mô chuồng trại theo hướng khép kín, nhân thêm giống dê, hứa hẹn trở thành một trang trại nuôi dê quy mô lớn không chỉ của xã Nghĩa Hiếu mà còn là một trong những trang trại nuôi dê Boer lớn của huyện Nghĩa Đàn.
Minh Thái
Nguồn: Báo Nghệ An
- chăn nuôi dê Boer li>
- dê Boer đực li>
- mô hình nuôi dê Boer li> ul>
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
Tin mới nhất
T6,15/11/2024
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất