Vừa qua, ngày 15/11, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Chỉ thị số 45/CT-UBND về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Chỉ thị nêu rõ: Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xẩy ra 244 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tại các huyện, thành, thị với tổng số lợn buộc tiêu hủy 9.955 con; dịch xẩy ra chủ yếu tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không đảm bảo an toàn dịch bệnh. Để triển khai các biện pháp chống dịch bệnh DTLCP, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 28/CT-UBND ngày 08/8/2024, Công điện khẩn số 43/CĐ-UBND ngày 30/10/2024 chỉ đạo Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP nhưng công tác phòng, chống dịch bệnh tại một số địa phương chưa quyết liệt, hiệu quả chưa cao. Hiện nay, toàn tỉnh đang còn trên 60 ổ DTLCP chưa qua 21 ngày.
Xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, chậm báo cáo làm lây lan dịch bệnh
Để kịp thời ngăn chặn có hiệu quả bệnh DTLCP, hạn chế thiệt hại, khôi phục sản xuất, đảm bảo nguồn cung thực phẩm; thực hiện Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 06/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh DTLCP, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị trực tiếp chỉ đạo tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng chống bệnh DTLCP theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 27/5/2019 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống, khống chế bệnh DTLCP và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về phòng chống bệnh DTLCP.
Chỉ đạo Phòng NN&PTNT/Phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp cấp huyện, UBND cấp xã chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới; tổ chức nghiêm ngặt công tác phòng, chống dịch bệnh nhất là những nơi đang có dịch hoặc có nguy cơ xuất hiện dịch; xử lý tiêu huỷ lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh, lợn chết đúng theo quy định và hướng dẫn về phòng chống bệnh DTLCP; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển lợn bệnh, vứt xác lợn chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.
Rà soát, thống kê cụ thể, chính xác tổng đàn lợn và số lượng đàn lợn thịt đã được tiêm phòng bệnh DTLCP; trên cơ sở đó tuyên truyền, vận động người chăn nuôi chủ động mua vắc xin DTLCP để tiêm phòng cho đàn lợn thịt. Đồng thời, UBND cấp huyện ưu tiên điều chỉnh kế hoạch, bố trí kinh phí mua vắc xin DTLCP và tổ chức tiêm phòng đồng bộ theo chỉ đạo và hướng dẫn của cơ quan thú y.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức, ý thức của người chăn nuôi về tính chất nguy hiểm của bệnh DTLCP, nguy cơ dịch bệnh lây lan, tái phát, các biện pháp phòng chống dịch bệnh và sử dụng vắc xin DTLCP để tiêm phòng cho đàn lợn thịt. Cập nhật, báo cáo tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống dịch hàng ngày về Sở NN&PTNT (qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y); xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, chậm báo cáo làm lây lan dịch bệnh. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xẩy ra bùng phát dịch bệnh DTLCP, gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi trên địa bàn quản lý.
Chủ động theo dõi sát tình hình dịch bệnh
Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh DTLCP; chủ động theo dõi sát tình hình dịch bệnh, triển khai các biện pháp tăng đàn, tái đàn, khôi phục sản xuất bảo đảm nguồn cung thực phẩm trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh DTLCP giai đoạn 2020-2025, trình kinh phí mua vắc xin DTLCP cấp cho các địa phương tổ chức tiêm phòng đồng bộ, cùng thời điểm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ NN&PTNT.
Giao Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, đảm bảo kịp thời, đầy đủ số liệu dịch bệnh trên hệ thống báo cáo dịch bệnh động vật trực tuyến (VAHIS); tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.
Triển khai thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp phòng chống bệnh DTLCP
Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) của tỉnh chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng vận chuyển trái phép lợn, sản phẩm lợn không rõ nguồn gốc, trái phép vào địa bàn tỉnh.
Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị chức năng điều tra, theo dõi tình hình, cập nhật danh sách các đối tượng có biểu hiện hoạt động buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép; có biện pháp giáo dục, vận động, răn đe nhằm chủ động phòng ngừa, đồng thời tập trung các biện pháp nghiệp vụ phối hợp với các lực lượng đấu tranh bắt giữ, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật trái phép; không rõ nguồn gốc; không có Giấy chứng nhận kiểm dịch, trốn tránh kiểm dịch qua đường cao tốc Bắc – Nam và các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ; bán chạy động vật mắc bệnh, vứt xác động vật ra môi trường.
Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường phối hợp với lực lượng thú y, Công an, Thanh tra giao thông xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có Giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển trên thị trường nhằm ngăn chặn bệnh DTLCP và các dịch bệnh động vật khác.
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí đẩy mạnh tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh DTLCP để người dân chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành Chăn nuôi, Thú y.
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT tham mưu bố trí nguồn kinh phí phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh DTLCP để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh DTLCP giai đoạn 2020-2025; có kế hoạch cân đối, bổ sung kinh phí mua vắc xin DTLCP để tiêm phòng cho đàn lợn.
Các Sở, ngành cấp tỉnh có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn chủ động phối hợp với Sở NN&PTNT, UBND cấp huyện để triển khai thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp phòng chống bệnh DTLCP và các loại dịch bệnh khác trên đàn vật nuôi.
PT (Tổng hợp)
- vắc xin dịch tả lợn Châu Phi li>
- Nghệ An li>
- Dịch tả lợn Châu Phi li> ul>
- Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,4%
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
Tin mới nhất
T2,06/01/2025
- Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,4%
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất