Nghề nuôi bò ở Bình Định vẫn có thu nhập khá, giá bò tuy có giảm so trước đây nhưng không “tuột” như giá heo. Những người nuôi bò giống chuyên đi phối tinh trực tiếp cho bò cái sinh sản đang ăn nên làm ra.
Tôi đến nhà anh Trương Văn Trung (47 tuổi) ở thôn Bính Đức, xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn đúng lúc anh đang chăm con bò giống có xuất xứ từ Thái Lan mới mua khoảng 10 ngày. Con bò to ngoại cỡ, đứng cao quá đầu người.
“Phải sắm con bò giống to khỏe thế này thì những hộ nuôi bò cái sinh sản mới ưng bụng kêu mình đi phối giống cho bò cái sinh sản của họ. Bởi con của nó mới đẻ ra đã giống cha, rất khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh”, anh Trung nói.
Con bò giống Thái Lan anh Trung mới mua đứng cao quá đầu người
Theo anh Trung, con bò giống anh mới mua khoảng được 2 năm tuổi, ước nặng 5 tạ thịt hơi, được mua với giá 55 triệu đồng. Trong thời gian đầu mới mua về nó chưa quen với khí hậu ở địa phương, chưa quen chuồng, nên cần được chăm sóc kỹ.
“Sau khi cho nó ăn uống bồi dưỡng hồi sức rồi tui mới cho nó đi “nhảy”. Con bò to khỏe thế này mỗi ngày có thể “nhảy” 4 – 5 xuất. Tùy đường xa gần, mỗi xuất “nhảy” của nó tui được chủ nuôi bò cái sinh sản trả từ 180.000 – 200.000đ”, anh Trung cho hay.
Ngoài con bò giống anh Trung mới mua được đặt tên là “Xe”, trong chuồng nhà anh hiện còn 1 bò giống khác cũng vạm vỡ tương tự được đặt tên là “Mốc” và 1 con nghé chưa có răng, đang tập đi, chưa được đặt tên.
Anh Trung nói, khi con bò chủ lực bắt đầu già, sức khỏe giảm dần không thể “nhảy” mỗi ngày 4 – 5 xuất, con của nó đẻ ra không còn vạm vỡ như cha nó nữa thì cần phải mua bò tơ khác thay vào, con bò già bán cho thương lái xẻ thịt. “Con bò tơ mua về nhảy khoảng 2 – 3 năm sau, khi sức khỏe đã yếu không đảm đương “nhiệm vụ” được nữa khi bán xả thịt vẫn lấy lại được vốn mua ban đầu. Như con Mốc trong chuồng kia khi bán thịt cũng được 45 triệu đồng”, anh Trung bộc bạch.
Anh Trung đang sở hữu 2 con bò giống Thái Lan trưởng thành và 1 con nghé hậu bị.
Trước đây, anh Trung chuyên nuôi bò cái sinh sản, nhận thấy nhu cầu bò giống có chất lượng phục vụ cho việc sinh sản ngày càng tăng cao, nên anh chuyển sang nuôi bò giống. Theo anh, nuôi bò sinh sản cũng có thu nhập khá ổn định, nhưng phải cả năm mới cầm được đồng tiền trong tay từ bán nghé con. Trong khi nuôi bò giống, ngày nào cũng có hộ nuôi bò kêu “nhảy” nên tiền vô đều đều. Những khoản chi phí sinh hoạt cho gia đình hàng ngày, cho phí lo cho con cái học hành và không còn phải lo toan vay mượn như trước đây.
Chỉ căn nhà khá khang trang vừa xây dựng, anh Trung chia sẻ: “Trước đây, tui có 2 con bò giống phục vụ là con Xe và con Mốc, mỗi ngày 2 con bò này cho tui thu nhập trên 1 triệu đồng. Cách đây 2 năm tui xây dựng căn nhà này, công thợ làm hơn 1 tháng, chi phí tiền công thợ 40 triệu đồng, thì trong khoảng thời gian hơn 1 tháng này 2 con bò làm ra hơn 40 triệu đồng, sau khi trừ chi phí ăn uống còn dư được 35 triệu trả công thợ. Riêng con bò Mốc đang còn trong chuồng đến nay đã cho ra đời khoảng 800 con con rồi chứ chẳng chơi!”.
Anh Trung cho biết thêm, bò giống có nguồn gốc sinh sản từ Thái Lan trông vạm vỡ, to khỏe khác thường hơn so với những giống bò địa phương, nhưng nhu cầu ăn uống cũng chẳng khác gì so với những giống bò nông dân thường nuôi. Bò giống cần được bồi dưỡng để có sức khỏe phục vụ bò cái sinh sản, nhưng cũng chỉ cần cho ăn cháo kèm rau muống, cám gạo và ít cám thực phẩm, mỗi bữa ăn bồi dưỡng thêm vài quả trứng gà và ít hèm bia là nó phục vụ vô tư. Nếu thúc chúng ăn nhiều quá chúng ắt sinh mỡ, năng suất phục vụ sẽ bị kém đi.
“Nếu bò mình mua có xuất xứ từ miền núi hoặc vùng đầm lầy ở Thái Lan thì khi đưa về nhà mình nuôi chúng ăn uống ngon lắm, bởi từ chế độ ăn kham khổ sang được ăn uống toàn món ngon nên chúng có sức khỏe không chê vào đâu được. Nhờ sức khỏe tốt nên cũng ít sinh bệnh, rất dễ nuôi”, anh Trung chia sẻ.
Con nghé do bò giống tên Mốc sinh ra mới 2 tháng tuổi đã đạt 60kg
Anh Trung lưu ý là khi con bò giống mới đưa từ Thái Lan về, người nuôi cần phải đặt ngay cho nó 1 cái tên Việt Nam như Mốc, Xe. Để những ngày đầu dắt chúng đi “nhảy”, người nuôi vừa dắt mũi vừa gọi tên của nó để điều khiển “dí, thá” (đi sang phải, đi sang trái) để cho chúng quen dần. Chúng cũng rất nhanh “tiếp thu”, chỉ cần khoảng 10 ngày sau là người nuôi có thể gọi tên và điều khiển chúng dễ dàng.
“Như hồi con Mốc mới về nó học tiếng Việt nhanh lắm, chừng 10 ngày là nó nhớ được cái tên Việt Nam và những từ tiếng Việt chủ nuôi thường hay nói, và rất biết nghe lời. Nếu vô chuồng bò cái chật quá, tui bảo “Mốc lui ra” là nó lui ngay”, anh Trung kể.
Theo những người nuôi bò ở huyện Tây Sơn, hiện giá bò hơi ở địa phương vẫn đứng mức 185.000đ/kg nên người nuôi vẫn có thu nhập khá, do đó đàn bò tại địa phương vẫn phát triển ổn định. Vì vậy trên địa bàn huyện ngày càng xuất hiện nhiều thương lái đi mua bò giống chất lượng cao về bán cho người nuôi.
Dương Lam
Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam
“Riêng ở xã Tây Vinh đã có đến 3 – 4 thương lái có vốn lớn, họ bỏ ra cả tỷ đồng ra Quảng Ngãi mua bò giống Thái Lan về bán, mỗi lần họ mua về từ 15 – 20 con, cung cấp không chỉ cho người dân địa phương mà người nuôi bò giống khắp nơi trong tỉnh cũng về đây mua”, anh Trương Văn Trung cho hay.
- bò đực li>
- phối giống li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
Tin mới nhất
T6,27/12/2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
mình muốn mua bò giống về nuôi