[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Từ một đối tượng nuôi giá rẻ, khó đạt hiệu quả, áp dụng phương pháp nuôi trai lấy ngọc đã giúp tăng giá trị của trai nuôi từ 50.000 – 60.000 đồng/con lên 3 – 4 triệu đồng/con chỉ trong 10 tháng.
Giai đoạn 2017-2023, tại tỉnh Khánh Hòa, Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) đã đầu tư dự án “Phát triển nghề nuôi trai cấy ngọc tại Tonga và Việt Nam”, nhằm mục đích cải tiến phương pháp nuôi để hỗ trợ sự phát triển bền vững của nghề nuôi trai lấy ngọc. ThS. Phùng Bảy, Trưởng phòng Sinh học Thực nghiệm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III (Viện III) trực tiếp phụ trách các hoạt động của dự án tại Việt Nam.
Kỳ công nuôi trai lấy ngọc
Trai giống được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó đem về ươm cho đến khi kích thước trai nuôi đạt từ 15cm trở lên thì tiến hành cấy ngọc. Người nuôi sẽ khéo léo đưa nhân đã được chế tác sẵn theo hình dạng mong muốn như hình giọt nước, hình ngôi sao… vào trong thân của con trai, mỗi con cấy từ 3-5 nhân.
Việc cấy nhân vào trong con trai đòi hỏi kỹ thuật cao và chuẩn xác
Sau khi được cấy, trai tiếp tục được nuôi dưỡng, theo bản năng tự nhiên chúng sẽ tiết những chất xà cừ bao phủ lấy nhân. Ngọc trai trải qua quá trình nuôi trồng tỉ mỉ, được định hình nhờ viên nhân khi cấy vào sẽ cho ra ngọc trai thành phẩm có hình dạng như mong muốn sau từ 10-12 tháng nuôi, lúc này người nuôi sẽ tiến hành thu hoạch ngọc trai và mang đi chế tác, bán ra thị trường.
Nhân được cấy vào con trai có hình thù đa dạng, được nghiên cứu phù hợp thị hiếu người tiêu dùng
Việc cấy nhân vào trai là một công đoạn hết sức khó khăn, đòi hỏi kỹ thuật viên phải thành thục tay nghề, cần nhất là sự tỉ mỉ, khéo léo. Để làm được điều này, người nuôi phải thực hiện đúng các thao tác để con trai tiếp nhận nhân đã nuôi cấy, không đào thải ra ngoài.
Trong quá trình nuôi, công việc chủ yếu là phải giữ cho lớp vỏ bề ngoài của trai sạch sẽ, để trai không mắc bệnh, do trai thường bị các sinh vật sống ký sinh, làm ảnh hưởng đến năng suất sinh trưởng. Cần vệ sinh định kỳ 3 lần mỗi tháng.
Thành công nhờ tiên phong ứng dụng kỹ thuật nuôi trai lấy ngọc tiên tiến
Ông Lê Văn Năm, thôn Ngọc Diêm, xã Ninh Ích, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa là hộ nuôi tiên phong ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi trai cấy ngọc từ Viện III. Đến nay, mô hình nuôi của gia đình ông Năm đã đi vào ổn định và tạo ra thu nhập khá.
Niềm vui của ông Lê Văn Năm bên bè nuôi trai của gia đình
Ông Năm cho biết, năm 2019, ông và một số hộ nuôi được ThS Phùng Bảy và các cán bộ Viện III hướng dẫn về mô hình nuôi trai lấy ngọc. Với mong muốn nâng cao thu nhập cho gia đình, ông đã tin tưởng áp dụng và bước đầu thành công.
Với diện tích 5.000 ha mặt nước được chia thành 5 bè nuôi, tổng số lượng trai nuôi lấy ngọc hiện tại khoảng 700 con. Mỗi con cấy được trung bình từ 3-5 viên, tỷ lệ cấy ngọc thành công đạt khoảng 60%, mỗi năm mô hình này cho thu hoạch từ 3.000 – 4.000 viên ngọc trai.
Trai nuôi sẽ được thu hoạch tỉa, mỗi lần thu từ 50-70 con, được khoảng 250 viên ngọc, mỗi viên bán ra có giá từ 5-7 triệu đồng, giúp gia đình có nguồn thu nhập ổn định.
Từ 10-12 tháng sau khi cấy nhân sẽ tiến hành thu hoạch ngọc trai
Theo ông Năm nhận xét, đây là mô hình nuôi tiềm năng và phù hợp với gia đình ông bởi vốn đầu tư ban đầu không lớn, phù hợp với hộ nông dân nhỏ. Nguồn thức ăn của trai chủ yếu dựa vào sinh vật phù du có trong môi trường tự nhiên nên không tốn chi phí thức ăn, lại tạo ra môi trường nuôi sạch, hầu như không gặp vấn đề về dịch bệnh trong suốt quá trình nuôi. Người nuôi chỉ mất chi phí giống cho lần đầu tiên, sau đó có thể tự nhân giống và quay vòng nuôi. Vấn đề duy nhất cần quan tâm đó chính là vệ sinh các dị vật, sinh vật bám trên vỏ trai. Trung bình một tháng gia đình ông sẽ tiến hành vệ sinh 3 lần.
Tập trung nâng cao giá trị sản phẩm ngọc
Theo đánh giá từ ThS Phùng Bảy, Điều phối dự án tại Việt Nam, cho đến nay, ông Năm là một trong hai hộ nuôi áp dụng thành công mô hình nuôi trai cấy ngọc tại địa phương.
ThS Phùng Bảy nhận xét, về mặt giá trị xã hội, đây là một loại vật nuôi mang tính chất cộng đồng, dễ làm, dễ thao tác nên mọi đối tượng nông dân đều có thể tham gia được. Về đầu ra cho sản phẩm, hiện dự án đã có những hoạt động ban đầu để điều tra thị trường, tạo đầu ra cho sản phẩm.
Tuy nhiên, quy mô và sản lượng hiện nay còn nhỏ lẻ, sản phẩm bán ra mới chỉ dừng lại ở sản phẩm ngọc thô nên chưa khai thác hết được giá trị. Để mở rộng đầu ra cho sản phẩm, trong thời gian tới, cần tập trung nâng cao giá trị sản phẩm theo hướng chế tác tinh xảo, tăng cường tiếp cận thị trường, có thể thông qua hình thức trưng bày tại các showroom.
Hiện tại, sản phẩm ngọc từ mô hình đa số phục vụ cho thị trường trong nước. Trên cơ sở khảo sát thị hiếu tiêu dùng, đối tượng tiềm năng mà dự án hướng tới tiếp theo chính là những khách du lịch quốc tế.
“Nghề nuôi trai cấy ngọc đã tạo ra ý nghĩa rất lớn về mặt môi trường, dự án đã giúp nghề nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững bởi nuôi trai giúp hấp thụ những chất mùn bã hữu cơ và ít thải chất thải ra môi trường hơn các đối tượng khác.
Bên cạnh đó, nuôi trai cấy ngọc được cho là một nghề tương đối mới mẻ với người nuôi trồng thủy sản, nên chúng tôi sẽ cố gắng tiếp tục nâng cao giá trị của sản phẩm”, ThS. Phùng Bảy chia sẻ.
ThS. Phùng Bảy, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản vùng III, Điều phối dự án tại Việt Nam
Đánh giá về kết quả của dự án mang lại, ông Nguyễn Hữu Ninh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN&PTNT) cho rằng, ngoài việc tăng cường năng lực sản xuất, dự án do ACIAR tài trợ còn góp phần vào phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là việc hỗ trợ sinh kế cho những bà con nông dân ở khu vực khó khăn, khu vực ven biển.
Thời gian tới, dự kiến mô hình nuôi sẽ tiếp tục được nhân rộng tới các hộ nuôi tại địa phương, hình thành khu nuôi tập trung, tạo sinh kế cho bà con nghèo vùng biển.
Phạm Huệ
Dự án nuôi trai cấy ngọc do ACIAR tài trợ đã hỗ trợ cải tiến phương pháp nuôi trồng nhằm hỗ trợ sự phát triển bền vững nghề nuôi trai, xây dựng quy trình khép kín vòng đời nuôi trai cấy ngọc từ khâu cho đẻ, ương nuôi, cấy ngọc, chế tác và tìm đầu ra cho sản phẩm. Dự án giúp tạo ra nghề mới, thu hút người dân ven biển Khánh Hòa tham gia sản xuất; góp phần quảng bá sản phẩm ngọc trai ra các vùng miền trong cả nước và với du khách nước ngoài.
- nuôi trai li> ul>
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
Tin mới nhất
T6,15/11/2024
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất