Nói đến Hà Lan, ta thường hình dung cảnh đàn bò sữa trên cánh đồng cỏ xanh mướt. Nhưng hình ảnh này có thể sẽ không còn nữa: Chính phủ Hà Lan đang đặt ra những quy định hạn chế số lượng bò nông dân nước họ có thể chăn nuôi.
- New Zealand sẽ là nước đầu tiên buộc nông dân trả tiền khí thải trong chăn nuôi
- Thức ăn gia súc giúp giảm khí thải
- Cho gia súc ăn rong biển làm giảm 82% lượng khí thải nhà kính của ngành chăn nuôi
- Lượng khí thải từ chăn nuôi tại châu Âu cao hơn khí thải ôtô
Nông dân mang bò đến biểu tình trước Hạ viện Hà Lan hồi tháng 6-2022. Ảnh: AFP
Nguyên nhân đằng sau các quy định khá kỳ quặc này là do nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Người ta cho rằng chất thải của 1,6 triệu con bò ở Hà Lan là thủ phạm sản sinh nitrogen nhiều nhất. Nước này lại đặt ra mục tiêu cắt giảm khí thải nitrogen còn một nửa vào năm 2030 nên đích nhắm đầu tiên của họ là đàn bò. Hàng ngàn nông hộ được thông báo phải cắt giảm đáng kể số lượng bò họ được phép nuôi và phải giảm quy mô trang trại. Nếu không đạt được các cột mốc do nhà nước đưa ra, họ có thể bị chế tài, cấm nuôi luôn.
Đặt mình vào vị trí của những gia đình cả ba bốn chục năm nay sinh sống bằng trang trại nuôi bò sữa, sản xuất phô mai, xuất khẩu sữa và sản phẩm từ sữa đi khắp thế giới, thử hỏi ai mà không bất mãn. Nông dân Hà Lan đưa các bó cỏ khô ra cao tốc đốt cháy, đưa xe máy kéo đến vây quanh các trung tâm phân phối thực phẩm, treo cờ ngược bên ngoài trang trại để phản đối.
Họ lập luận, phát thải nitrogen không chỉ mình họ mà còn các nhà máy, xe cộ… sao không chế tài những nguồn này trước; cấm đoán như thế là chặn đường sinh kế của họ cùng rất nhiều dịch vụ liên quan sống nhờ vào ngành chăn nuôi bò, chế biến sữa. Hơn nữa, sao nhà nước không nghiên cứu để tìm giải pháp từ công nghệ, chọn chuyện cấm đoán là dễ hơn cả nhưng có hại cho sinh kế người dân.
Thật ra Chính phủ Hà Lan đã phân bổ chừng 25 tỉ euro nhằm thực hiện kế hoạch hạn chế chăn nuôi, trong đó có các khoản giúp nông dân chuyển sang các ngành nghề bền vững hơn, thậm chí đền bù để họ bỏ nghề chăn nuôi. Nhưng với nhiều nhà nông, đây là hoạt động họ đã quen nhiều năm nay, cuộc sống của họ gắn với đàn bò, không dễ gì từ bỏ để chuyển sang nghề khác.
Ở hướng ngược lại, các nhà hoạt động vì môi trường cho rằng cần có biện pháp mạnh mới cắt giảm được khí thải, nhất là trong bối cảnh châu Âu đang trải qua những đợt nắng nóng và khô hạn ở nhiều nơi.
Tháng trước, Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) cùng nhiều tổ chức môi trường khác gởi thư cho bộ trưởng nông nghiệp Hà Lan, nói rằng việc chuyển đổi sang một nền nông nghiệp và một hệ thống sản xuất thực phẩm bền vững là rất quan trọng và cấp bách. Người tiêu dùng Hà Lan cũng có trách nhiệm giảm bớt tiêu thụ thịt, chuyển sang ăn rau xanh nhiều hơn…
Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu của Hà Lan khá cực đoan. Bởi trong những tình huống tương tự, các nước và các ngành lại có cách làm khác. Chẳng hạn, các nhà sản xuất khí đốt tự nhiên Mỹ dùng công nghệ “chụp bắt khí carbonic và chôn vào lòng đất”.
Trước đây, họ đã gom hết khí carbonic tách ra trong quá trình sản xuất methane rồi bơm chúng xuống các mỏ dầu khí, dùng áp lực lớn đẩy thêm dầu lên mặt đất nhằm tận dụng khả năng khai thác dầu. Nay họ chỉ việc giam khí carbonic đó ở nguyên trong lòng đất, xem như đã ứng dụng thành công việc “chụp bắt” một thủ phạm gây hiệu ứng nhà kính.
Công nghệ “chụp bắt” này được ứng dụng vào các ngành và khu vực khác như các dự án khai thác dầu mỏ, những nhà máy nhiệt điện, nhất là loại nhà máy chạy bằng than, sản xuất phân bón, luyện thép, làm xi măng….
Nhiều công ty ra đời, chuyên đi thăm dò, khảo sát địa chất các vùng có tiềm năng chôn được khí carbonic rồi đi chào mời các nơi phát thải nhiều nhất, hứa hẹn chôn khí giùm cho họ. Họ có động lực mạnh vì hiện nay mức trợ cấp của Chính phủ Mỹ với 1 tấn khí carbonic chôn sâu là 50 USD.
Hơn nữa, các tập đoàn dầu khí sẵn sàng rót những khoản tiền khổng lồ cho họ để “hóa giải” tiếng xấu là thủ phạm chính gây ra biến đổi khí hậu. Theo tờ Wired, các tập đoàn ExxonMobil, ConocoPhillips, BP và TotalEnergies đã cam kết đầu tư hơn 100 tỉ USD cho hoạt động chôn khí carbonic này.
Tuy nhiên các nhà khoa học đang lên án dữ dội các dự án chôn khí carbonic vì nhiều lý do, chẳng hạn lấy gì bảo đảm các vùng dùng để chôn khí carbonic không rò rỉ, ai sẽ chịu trách nhiệm nếu khí carbonic không chịu nằm yên dưới lòng đất?
Nhiều nhà khoa học nói thẳng chuyện chôn khí carbonic chỉ làm tốn thêm tiền thuế của dân vào những nỗ lực vô ích, mang tiếng đánh bóng cho các công ty dầu khí muốn “trung hòa” mức phát thải của họ. Họ chỉ ra: trong số 12 dự án chụp bắt khí đang hoạt động vào năm 2021, đến 90% là loại dự án bơm khí vào mỏ dầu để tận khai thác chứ không phải do chủ động bơm khí để chôn lấp.
Hóa ra, kết quả sau cùng là bơm khí carbonic vào lòng đất bao nhiêu thì lại đẩy ra bấy nhiêu dầu và khí sẽ đưa vào mua bán. Nói cách khác, nếu đừng có những dự án chụp bắt khí carbonic này, người ta sẽ không khai thác lượng dầu khí tăng thêm đó; như thế chẳng khác nào chuyển khí carbonic từ nơi này sang nơi khác và ngân sách phải tốn thêm tiền.
Cấm dân Hà Lan nuôi bò, bỏ tiền cho ngành dầu khí phù phép với chuyện chụp bắt khí carbonic… chẳng khác gì cảnh nhiều nhân vật nổi tiếng rao giảng về biến đổi khí hậu nhưng chính họ lại bay máy bay riêng, phát thải khí carbonic còn gấp mấy ngàn lần người dân bình thường.
Nguyễn Vũ
Nguồn: Tuổi trẻ cuối tuần
- chăn nuôi bò li>
- khí thải cacbon li>
- carbonic li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất