Từ giữa tháng 3/2017 đến nay, nhiều chủ trang trại tại đây đã trực tiếp đưa lợn của gia đình đi giết mổ, sau đó trực tiếp bán thịt đến tay người tiêu dùng.
Người chăn nuôi Đồng Nai tự đưa thịt lợn đến tay người tiêu dùng. Ảnh minh họa: TTXVN
Giá lợn xuống mức thấp nhất trong hơn 10 năm qua khiến mỗi con lợn bán ra người chăn nuôi tại Đồng Nai chịu lỗ khoảng 1,3 triệu đồng.
Để giảm tổn thất, tự cứu mình, từ giữa tháng 3/2017 đến nay, nhiều chủ trang trại tại đây đã trực tiếp đưa lợn của gia đình đi giết mổ, sau đó trực tiếp bán thịt đến tay người tiêu dùng. Cách làm này giúp người chăn nuôi giảm thiệt hại, người tiêu dùng mua được thịt lợn với giá rẻ hơn thị trường.
Khoảng 10 ngày qua, tại các con đường gần chợ, nơi tập trung đông công nhân ở xã Bắc Sơn, Hố Nai 3 (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) xuất hiện ngày một nhiều những điểm bán thịt lợn.
Trên một đoạn đường dài khoảng 500 mét ở ấp Thanh Hóa (xã Hố Nai 3) trước đây chỉ có một điểm bán thịt lợn thì nay đã có 5 điểm. Các quầy hàng này được đặt ngay bên lề đường, nhiều điểm còn ghi những dòng chữ: “Lợn nhà mới mổ, giá rẻ”.
Bà Trịnh Thị Phương (một người bán thịt ở ấp Thanh Hóa), cho biết:
“Nhà tôi có 100 con lợn thịt đang đang đến kỳ xuất bán nhưng thương lái chỉ mua lợn hơi với giá 25.000 đồng/kg. Trong khi đó, để nuôi một con lợn đạt trọng lượng 100 kg, người nuôi phải bỏ chi phí khoảng 3,7 triệu đồng (con giống, thức ăn, thuốc thú y, công chăm sóc), với giá trên, mỗi con lợn tôi chịu lỗ khoảng 1,2 triệu đồng. Đầu tháng 4, tôi xuất bán 70 con lợn, lỗ gần 100 triệu đồng, giờ trong chuồng còn mấy chục con, gia đình quyết định tự đưa đi giết mổ rồi đem bán”.
Theo tính toán của bà Phương, chi phí giết mổ mỗi con lợn hiện nay là 60.000 đồng; 100kg lợn hơi cho ra gần 70 kg thịt thành phẩm. Từ ngày 20/4 đến nay, mỗi ngày bà giết mổ 1 con lợn đưa đi bán, sau khi trừ chi phí, một con lợn bán được trên 5 triệu đồng – cao gấp đôi so với bán lợn hơi.
Bà Phương cho biết: “Thịt lợn của gia đình không qua khâu trung gian nên giá khoảng 60.000 – 70.000 đồng/kg (rẻ hơn từ 20.000 – 30.000đồng/kg so với thị trường), người lao động mua rất đông, hôm nào cũng bán hết 1 con. Khi đưa vào lò mổ, lợn của gia đình được ngành thú y kiểm tra, kiểm dịch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Lợi nhuận từ bán thịt thành phẩm cao song đây chỉ là giải pháp tình thế, tôi mong giá lợn sớm ổn định để tiếp tục chăn nuôi”.
Từ đầu năm 2017 đến nay, mỗi tháng gia đình ông Nguyễn Minh Thành (ấp Phú Sơn, xã Bắc Sơn) xuất bán khoảng 50 con lợn, mỗi đợt bán lợn ông lỗ khoảng 60 triệu đồng.
Sau 4 tháng, ông mất trắng hơn 200 triệu đồng. Do thua lỗ quá nặng, giá lợn không có dấu hiệu phục hồi nên ông Thành phải giảm đàn, đến nay trại của ông chỉ còn 40 con lợn thịt trọng lượng trên dưới 100kg.
Ông Thành bộc bạch: “Để cứu mình, vợ chồng tôi đã liên hệ với các gia đình ở địa phương, bán lợn cho các hộ có nhu cầu sử dụng vào việc riêng. Từ giữa tháng 4, gia đình quyết định tự đưa lợn đi giết mổ, trực tiếp bán thịt thành phẩm. Sức tiêu thụ thịt lợn trên thị trường vẫn rất lớn, mỗi ngày tôi bán hết 2 con, dù bán với giá rẻ hơn thị trường khoảng 25.000 đồng/kg nhưng mỗi con lợn tôi vẫn thu lãi hơn 2 triệu đồng”.
Theo ông Thành, điều mà người chăn nuôi băn khoăn là tại sao giá lợn hơi giảm nhưng thịt ở chợ vẫn duy trì như trước đây.
Thị trường đang bị thả nổi, khập khiểng; giá lợn hơi thấp thì toàn bộ người dân phải hưởng lợi, mua được thịt rẻ, song do cơ chế thị trường bị bóp méo nên điều này không xảy ra. Cơ quan chức năng cần có giải pháp nhằm tạo ra cơ chế thị trường lành mạnh.
Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai cho biết, mới đây, Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai phối hợp cùng ngành chức năng khảo sát tình hình chăn nuôi và tiêu thụ thịt lợn trên địa bàn Đồng Nai. Kết quả cho thấy, có hàng loạt trang trại bị thua lỗ nặng nề, người chăn nuôi phá sản, không còn vốn để tái đàn.
Nhằm khắc phục khó khăn, nhiều hộ chăn nuôi trong tỉnh đã chọn giải pháp đem lợn đi giết mổ (hoặc tự giết mổ) sau đó đưa ra thị trường tiêu thụ. Điều này giúp người chăn nuôi bán lợn với giá cao, giảm thiệt hại; người tiêu dùng được mua thịt với giá thấp.
Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế của hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, với các trang trại quy mô lợn, việc tự đưa thịt lợn đến tay người tiêu dùng là điều không khả thi.
Việc người dân chăn nuôi tự chuyển mình nhằm ứng phó với thị trường là đáng hoan nghênh, song để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chính quyền các cấp cần tăng cường kiểm tra, ngăn chặn tình trạng giết mổ không đảm bảo vệ sinh môi trường. Về lâu dài, ngành chức năng cần sớm đưa ra giải pháp giúp tiêu thụ thịt lợn./.
Công Phong
Nguồn: TTXVN
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- giá heo hơi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- giá lợn hơi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- giá heo hơi trong thời gian tới li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất