Nghề nuôi yến xuất hiện khá lâu tại tỉnh Đồng Nai và ngày càng phát triển sôi động trong vòng vài năm trở lại đây. Mặc dù rủi ro cao, không ít người đã thất bại nhưng người dân ở các địa phương vẫn ồ ạt đổ tiền xây nhà nuôi yến.
Khai thác tổ yến tại Cơ sở yến sào Hải Triều (xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom).
Bất cập không nhỏ hiện nay là nghề nuôi yến phát triển quá nhanh nhưng chính sách quản lý chưa theo kịp. Đây cũng là nỗi lo lớn của các địa phương khi không quản lý được thì nguy cơ phát sinh dịch bệnh cho đàn gia cầm rất cao. Đồng Nai hiện là tỉnh có tổng đàn gia cầm lớn thứ 2 của cả nước và là nơi đầu tiên xuất khẩu thịt gà, nên nếu xảy ra dịch bệnh trên đàn gia cầm ảnh hưởng sẽ rất lớn.
Tăng nhanh dù nhiều rủi ro
Theo Chi cục Chăn nuôi – thú y Đồng Nai, toàn tỉnh hiện có 208 cơ sở nuôi chim yến, trong đó có 85 cơ sở đầu tư nhưng chưa khai thác được. Nhơn Trạch là địa phương đứng đầu trong danh sách đầu tư nhà yến kém hiệu quả.
Ông Nguyễn Văn Nhân, Phó trưởng phòng Kinh tế huyện Nhơn Trạch, cho biết chi phí xây 1 nhà nuôi yến khoảng 3 tỷ đồng. Đa số chủ nhà yến tại địa phương đều từ TP.Hồ Chí Minh về đầu tư. Thực tế dù rất nhiều nhà đầu tư chưa thu hút được loài chim này về nhưng các nhà yến vẫn tiếp tục tăng nhanh trong vài năm trở lại đây. “Lượng chim yến có hạn trong khi đầu tư nhà yến quá nhiều khiến ngày càng khó khăn trong thu hút yến về trú ngụ” – ông Nhân nhận xét.
Sở dĩ gần đây nhiều người ồ ạt nuôi yến là do 1kg tổ chim yến có giá hàng chục triệu đồng. Vì vậy, dù có nhiều nhà yến đầu tư rồi bỏ hoang gây lãng phí tiền tỷ nhưng phong trào đầu tư nhà yến vẫn đang tiếp tục lan rộng tại nhiều địa phương.
Ông Nguyễn Văn Quang (ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ) đang có kế hoạch xây nhà yến, cho biết: “Tôi tìm hiểu thấy hiện nay không đầu tư gì có lợi nhuận cao bằng nuôi yến. Tổ yến đang bán với giá rất cao, lại không cần lo đầu ra bấp bênh nên dù có rủi ro tôi vẫn mạnh dạn đầu tư. Cái khó nhất hiện nay là tôi phải tự mày mò tìm hiểu kinh nghiệm nuôi yến vì chưa có nơi nào đào tạo bài bản”.
Năm 2010, gia đình bà Trần Thị Lan Hương (ngụ huyện Trảng Bom) đầu tư căn nhà yến đầu tiên. Đến nay, gia đình bà phát triển được 8 nhà yến tại nhiều tỉnh, thành khác nhau và dự kiến vẫn tiếp tục mở rộng đầu tư. Bà Hương chia sẻ: “Có nhà yến đầu tư 1 năm là cho thu hoạch nhưng có nhà phải đợi vài năm. Không ít người xây nhà yến rồi đành bỏ hoang vì đây là loài chim trời nên rủi ro là điều khó tránh khỏi”.
Quản lý chưa theo kịp
Trước nhu cầu người người đầu tư làm nhà yến, dịch vụ nhận thầu xây dựng nhà yến, tư vấn kỹ thuật nuôi chim yến cũng phát triển khá mạnh. Tuy nhiên, đây cũng là dịch vụ tự phát và do chính những người nuôi yến mở ra theo kiểu chia sẻ kinh nghiệm, “bí quyết” làm nghề của bản thân.
Bà Nguyễn Thị Ánh Trang, chủ Cơ sở yến sào Hải Triều (ở xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom), chia sẻ: “Chồng tôi được tiếng là mát tay trong đầu tư nhà yến vì 7 nhà yến của gia đình xây dựng đều thu hút yến về khá đông; các nhà yến nhận làm cho khách hàng cũng chưa có cái nào thất bại”. Cũng theo bà Trang, đầu tư nhà yến hiện nay vẫn thu hút nhiều người quan tâm vì tổ yến Việt Nam đang được thị trường ưa chuộng, bán giá cao hơn hẳn so với tổ yến của nhiều nước lân cận. Tại huyện Trảng Bom đã có không ít cơ sở đầu tư theo kiểu hệ thống, làm nhãn hàng hóa, xây dựng thương hiệu bằng uy tín chất lượng để tạo chỗ đứng trên thị trường.
Ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – thú y Đồng Nai, cho biết đến nay quản lý nhà nước chưa theo kịp nên hoạt động nuôi yến vẫn phát triển một cách tự phát, đầu tư vẫn theo hướng may rủi chứ chưa hình thành về tiêu chuẩn, kỹ thuật chăn nuôi. Nhiều cơ sở nuôi yến có nhu cầu xin cấp giấy phép hoạt động nhưng chưa có cơ quan chức năng nào có thẩm quyền này. “Điểm vướng mắc lớn nhất trong việc đầu tư nuôi chim yến trong khu dân cư hiện nay là các cơ sở này phát ra tiếng ồn, đây là nguyên nhân gây tranh chấp giữa cơ sở nuôi yến với người dân khu vực xung quanh. Chi cục Chăn nuôi – thú y Đồng Nai vẫn thường xuyên kiểm tra về vệ sinh thú y và an toàn dịch bệnh của các cơ sở nuôi yến, nhưng nhiều nội dung về mặt quản lý nhà nước vẫn chưa có quy định cụ thể” – ông Quang nói.
Bình Nguyên
- nuôi chim yến li>
- nuôi yến li>
- quy hoạch chăn nuôi li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
CN,17/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất