Xuất phát điểm chỉ là một thợ nuôi ong bình thường với quy mô nhỏ, ông Nguyễn Văn Trường (ngụ ấp Trảng Táo, xã Xuân Thành, huyện Xuân Lộc) đã gầy dựng thành công Cơ sở mật ong Trúc Phương.
Ông Nguyễn Văn Trường giới thiệu trang trại ong mật cho hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài việc đầu tư mở rộng quy mô nuôi lên hàng trăm thùng ong mật, nhiều năm qua mật ong Trúc Phương và những sản phẩm khác được thị trường biết tiếng nhờ sản phẩm có chất lượng cao.
Gian nan khởi nghiệp
Ông Trường xuất thân trong một gia đình nghề truyền thống nuôi ong lấy mật tại tỉnh Hà Nam. Năm 1995 khi vừa tròn 14 tuổi, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ông phải thôi học để theo cha vào đất Đồng Nai làm kinh tế. Chán nản với cảnh thua lỗ, thất bát do nhiều năm mật ong mất giá, năm 2007 cha của ông quyết định sang lại đàn ong để trở về quê. Nhưng ông Trường lại chọn vẫn gắn bó với mảnh đất mình đã trót nặng nợ này. Ngày ấy trong tay không một đồng vốn, hàng ngày cứ ai thuê gì thì ông làm nấy. Đến năm 2011 sau khi lập gia đình, ông quyết định trở về với nghề truyền thống trước kia. Thương vợ chồng ông nghèo nhưng chí thú làm ăn, một chủ trại ong gần đó đã bán rẻ lại cho ông 30 thùng ong giống với giá chỉ 4,5 triệu đồng. Và chiếc cần câu đó đã giúp vợ chồng ông có bàn đạp khởi nghiệp.
Ông Trường tâm sự: “Khi chọn nghề này thì phải chấp nhận cuộc sống buồn tẻ, rong ruổi nay đây mai đó. Cứ vùng nào có hoa nở nhiều là tôi tìm đến, bất chấp ở rừng hay phải đi xa nhà hàng trăm cây số. Mỗi nơi như vậy cũng chỉ lưu chân được chục bữa, nửa tháng rồi lại dời đàn đi nơi khác”. Nhưng rủi ro nhất là ong vào mùa dịch bệnh hoặc lỡ thả ở vùng cây trồng vừa bị phun thuốc bảo vệ thực vật. Ông Trường kể: “Cách đây khoảng 3 năm, vợ chồng tôi dời đàn ong từ Đồng Nai về Cần Thơ lấy mật trúng thời điểm nông dân nơi đó đang phun thuốc sâu nên ong chết hàng loạt. Năm ấy, gia đình tôi thiệt hại hơn 400 thùng ong. Tôi phải mất rất nhiều thời gian để chăm sóc, phục hồi lại đàn ong được như ngày nay”.
Xây dựng thương hiệu
Song song với việc đầu tư chăn nuôi, ông Trường đã thành lập Cơ sở mật ong Trúc Phương, đầu tư nhãn hàng hóa, bao bì, giữ gìn thương hiệu cho sản phẩm bằng chất lượng. Vài năm gần đây, trại ong của ông không chỉ sản xuất mật mà dần dần đa dạng nhiều dòng sản phẩm, như: phấn hoa, sữa ong chúa, viên mật ong nghệ, mặt nạ tinh bột nghệ mật ong…
Hiện ông đang tập trung xây dựng các đại lý, tham gia vào các chuỗi liên kết cung ứng sản phẩm mật ong cho các cửa hàng, siêu thị tại TP.Hồ Chí Minh và TP.Biên Hòa. Ông Trường chia sẻ: “Chỉ riêng sản phẩm mật ong, Trúc Phương đã có rất nhiều chủng loại. Bởi lẽ mỗi loài hoa sẽ cho một loại mật có mùi vị, màu sắc khác nhau, như: mật nhãn, mật cà phê có màu vàng óng, mùi thơm, vị ngọt thanh; mật cao su có màu sậm hơn, đặc quánh…”.
Ngoài ra, theo ông Phương, yếu tố cũng không kém phần quan trọng là việc thu hoạch mật đúng độ tuổi. Đó là giai đoạn ong thợ tiết ra một loại sáp để trám tất cả các cửa lỗ mật. Lúc này, mật mới đạt vị ngọt và độ dinh dưỡng. Chính sự tỉ mẩn chăm chút theo quy trình chặt chẽ đảm bảo chất lượng từ khâu nuôi đến thu hoạch, đóng gói đã khiến khách hàng gắn bó, tin tưởng mật ong Trúc Phương nhiều năm qua. Chất lượng cũng là nền tảng mà ông chủ này tiếp tục giữ gìn và phát huy để tiếng thơm của sản phẩm ngày càng lan xa.
Hải Đình
Nguồn: Báo Đồng Nai
- nuôi ong li> ul>
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Trang trại bò, vịt lớn nhất đất mỏ
- Người tạo nên thương hiệu ‘vịt Nam Lai’
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất