Khi giá heo giảm sâu, người nuôi từ trang trại đến hộ nhỏ lẻ thua lỗ te tua thì các đại lý thức ăn cũng “chết chùm” vì phần lớn bán thức ăn cho người nuôi là trả chậm từ 6 tháng đến 1 năm.
Tỉnh Đồng Nai nổi tiếng là “vương quốc” heo với tổng đàn hiện đến khoảng 2 triệu con, kéo theo đó là hàng ngàn cửa hàng mua bán thức ăn chăn nuôi mọc ra như nấm sau mưa, nhất là thời kỳ giá heo hoàng kim trên dưới 50 ngàn đồng/kg vào những năm 2014-2015.
Tuy nhiên, khi giá heo giảm sâu, người nuôi từ trang trại đến hộ nhỏ lẻ thua lỗ te tua thì các đại lý thức ăn cũng “chết chùm” vì phần lớn bán thức ăn cho người nuôi là trả chậm từ 6 tháng đến 1 năm. Trong khi đó, để trở thành đại lý cho các Cty sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi đại lý phải có ít nhất 2 tỷ đồng vốn lưu động.
Nhiều đại lý thức ăn chăn nuôi trước đây hoàng kim nay ngắc ngoải do giá heo xuống đáy.
Trao đổi với PV NNVN, bà Lê Thị Vân, chủ đại lý thức ăn chăn nuôi đóng trên địa bàn xã Lộ 25, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai cho biết, bà mở đại lý bán hàng cho Cty CP Dinh dưỡng Nông nghiệp quốc tế (Anco) từ quí 1/2015, đây là thời điểm giá heo đứng mức khá cao từ 48-51 ngàn đồng/kg.
Từ đó đến nay, 1 tháng đại lý bà Vân bán 500 tấn, vị chi 1 năm là 6.000 tấn. Bán 1 kg bình quân 10.000 đồng, tức doanh số hàng năm 6 tỷ đồng. Với mức chiết khấu hoa hồng 7% (chiết khấu tháng, quí, năm) thì mỗi năm bà Vân thu lợi nhuận 420 triệu đồng. Do đại lý bán công nợ, nên những lúc giá heo cao, người nuôi thanh toán nhanh chóng dễ dàng “không chút suy nghĩ”.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2016 đến nay, doanh số bán hàng của bà Vân còn mắc kẹt trong các hộ chăn nuôi và trang trại chưa thể thu hồi lên gần 4 tỷ đồng. Đây là số vốn lưu động khá lớn đối với đại lý quy mô bậc trung khiến đại lý này đứng trước nguy cơ đóng cửa.
“100% người nuôi thua lỗ nên việc trả tiền thức ăn cho chúng tôi cũng đứng luôn. Bây giờ người ta bán heo, mỗi con lỗ hơn triệu đồng thì lấy tiền đâu mà trả tiền thức ăn. Mình yêu cầu trả nợ nhưng người ta không có. Hơn 3 tháng qua, đại lý tôi ngắc ngoải vì không thu hồi được tiền bán thức ăn”, bà Vân than thở.
Không chỉ bà Vân mà đại lý Trung Hưng ở xã Giang Điền, huyện Trảng Bom cũng lâm vào hoàn cảnh cụt vốn.
Ông Nguyễn Hưng, chủ đại lý Trung Hưng cho biết, cuối năm 2014, ông mở đại lý chủ yếu bán cho các hộ chăn nuôi trong khu vực với phương thức trả chậm. Hai năm đầu, mua bán thuận lợi, thu nợ dễ dàng. Thế nhưng, từ quí 4/2016 là bắt đầu khó dần và hiện nay xem như không thu nợ được do các hộ chăn nuôi hầu hết “úp máng”.
“Trong khi mình bán hàng trả chậm gối đầu cho người chăn nuôi, nhưng khi nhập (mua) hàng của các Cty, có thời điểm phải vay ngân hàng tiền tỷ trở lên để trả cho họ, không thiếu một xu”, ông Hưng nói.
Chính áp lực trả lãi ngân hàng gay gắt khiến việc kinh doanh của đại lý Trung Hưng đang rơi vào cảnh mua bán cầm chừng. Theo ông Hưng, hiện ông chỉ bán thức ăn cho những hộ chăn nuôi có tiền trả ngay, còn những hộ mua nợ ông nhất quyết từ chối, bởi đã không còn đủ vốn lưu động để nhập hàng. “Nếu kéo dài như thế này thì việc các đại lý vừa và nhỏ không chỉ tiến thoái lưỡng nan mà có nguy cơ phá sản. Bởi vì, tiền bán cám mình chưa thể thu hồi nhưng lãi vay ngân hàng và vay nóng (lãi suất 2-2,5%/tháng) vẫn phải trả đúng hẹn”, ông Hưng chia sẻ thêm.
Nhật Vy
Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- giá lợn hơi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- giá heo hơi trong thời gian tới li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất