Bước sang tuổi 64, ông Nguyễn Kim Dũng ở xã Kiến Quốc (Ninh Giang) mới quyết định khăn gói rời quê hương để vào xã An Phú, huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh) nuôi bò sữa.
Gia đình ông Nguyễn Kim Dũng trở thành một trong những hộ khấm khá nhất vùng nhờ nuôi bò sữa
Nhờ chịu khó học hỏi, ông đã thành công với mô hình này
Những năm 1967-1972, ông Dũng tham gia chiến đấu tại chiến trường Đông Nam Bộ và hiện là thương binh 3/4. Nhiều lần trở lại chiến trường xưa thăm đồng đội, ông nhận thấy Củ Chi có đủ các điều kiện cần thiết về khí hậu, đất đai, thức ăn cho bò và đây cũng là vùng quy hoạch nuôi bò sữa trọng điểm của TP Hồ Chí Minh. Những điều này đã tạo cho ông quyết tâm khăn gói vào đây để làm ăn. Năm 2013, ông đầu tư hơn 400 triệu đồng xây chuồng trại rộng 150 m2, nuôi 6 con bò sữa. Với giá mua từ 50-60 triệu đồng/con, sau 6 tháng chăn nuôi đúng kỹ thuật, đàn bò đã cho thu hoạch sữa. Để bảo đảm nguồn thức ăn cho bò, ông thuê 1 ha của người đồng hương trồng cỏ voi.
Lúc đầu ông Dũng gặp nhiều khó khăn vì chưa có kinh nghiệm, lại sống ở môi trường mới. Ông đã tự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm nuôi bò sữa từ sách vở, trên các trang mạng và các hộ chăn nuôi ở địa phương. Nhờ vậy, trang trại chăn nuôi của ông dần hoạt động ổn định, số lượng bò nuôi tăng dần. Hiện nay, trang trại của ông đã có 28 con bò và bê, trong đó 18 con bò đang cho sữa.
5 năm gắn bó với mô hình này, bất kể ngày lễ, Tết, người ta đều thấy ông Dũng cặm cụi ở trang trại. Ông cho biết việc nuôi bò sữa không vất vả nhưng bị gò bó về thời gian. Mỗi ngày, bò được vắt sữa 2 lần, bảo đảm chu kỳ tạo sữa đủ 10 tiếng. Một con bò mỗi ngày có thể cho khoảng 15 kg sữa. Ông vệ sinh chuồng 2 lần/ngày, trước khi vắt sữa 2 giờ. Phân bò được dùng làm phân bón cho cỏ voi. Nhờ quy trình chăn nuôi bài bản, ông Dũng được mệnh danh là một trong những hộ nuôi bò sữa “3 nhất” ở xã An Phú: bò cho sữa nhiều nhất, tốn ít nhân công nhất và giá bán sữa cao nhất.
Hiện gia đình ông Dũng ký hợp đồng bán sữa bò tươi cho Công ty TNHH Dutch Lady Việt Nam với giá từ 10.000 – 11.000 đồng/kg (tùy theo chất lượng sữa). Mỗi ngày ông bán 200-220 kg sữa bò, trừ chi phí thu lãi khoảng 1 triệu đồng. Trang trại bò sữa giúp gia đình ông Dũng trở thành một trong những hộ có đời sống khấm khá nhất vùng. Ở tuổi 69, ngoài nuôi bò sữa, ông Dũng còn tích cực học hỏi và nuôi thử vịt xiêm, gà Đông Tảo, chim bồ câu… và nhân giống bán cho nhiều hộ khác.
LƯƠNG THIỆN
Nguồn: Báo Hải Dương
- trang trại bò sữa li>
- bò sữa li>
- nuôi bò sữa li>
- nuôi bò sữa "3 nhất" li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất